|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Đề xuất mạng xã hội phải có giấy phép mới được cung cấp các dịch vụ livestream

21:17 | 19/07/2023
Chia sẻ
Bộ TT&TT đề xuất chỉ những mạng xã hội được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội mới được cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream), hoặc cung cấp các hoạt động có phát sinh doanh thu dưới mọi hình thức (không bao gồm hoạt động thương mại điện tử).

Dự thảo nghị định thay thế nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng mới đây đã được Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) công bố.

Theo dự thảo, chỉ các mạng xã hội đã được Bộ TT&TT cấp giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội mới được cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream) hoặc cung cấp các hoạt động có phát sinh doanh thu dưới mọi hình thức (không bao gồm hoạt động thương mại điện tử).

Bên cạnh đó, các mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên thấp nếu có nhu cầu cung cấp dịch vụ phát video trực truyến (livestream) hoặc cung cấp các hoạt động có phát sinh doanh thu (không bao gồm hoạt động thương mại điện tử) thì cần thực hiện thủ tục cấp giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội.

Trong trường hợp mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên thấp có nhu cầu xin cấp giấy phép để cung cấp dịch vụ livestream hoặc các hoạt động có phát sinh doanh thu (không bao gồm hoạt động thương mại điện tử) thì vẫn được xem xét cấp phép.

Các tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội khi cung cấp thông tin dưới hình thức livestream phải tuân thủ quy định về pháp luật chuyên ngành.

Bên cạnh các vấn đề liên quan tới livestream, dự thảo mới được công bố cũng đề cập tới nhiều vấn đề khác, chẳng hạn như đề xuất tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông và internet với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật trên mạng, hoặc đề xuất định danh tài khoản người dùng mạng xã hội bằng số điện thoại.

Anh Nguyễn

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.