Đề xuất ‘lạ’ của Tập đoàn Mường Thanh
Đà Nẵng sẽ đấu thầu tìm đơn vị cưỡng chế tháo dỡ công trình Mường Thanh | |
Mường Thanh Đà Nẵng thách thức chính quyền |
Tổ hợp chung cư giá rẻ HH Linh Đàm của Tập đoàn Mường Thanh. |
Cụ thể, Tập đoàn Mường Thanh kiến nghị nhà nước cần có cơ chế ưu đãi đối với doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp.
“Mường Thanh cho rằng nhà nước nên nghiên cứu phương án trích % GDP cho việc phát triển nhà ở. Tương tự như quy định % dành cho nghiên cứu khoa học (ví dụ 0,5% - 1% GDP) hoặc dành ngân sách nhà nước cố định 5 năm, hàng năm cho phát triển nhà ở (cả ngân sách nhà nước trung ương và ngân sách nhà nước địa phương”, tập đoàn nêu kiến nghị.
Kiến nghị này của Mường Thanh lạ lùng ở chỗ tập đoàn đề xuất nhà nước “trích % GDP cho phát triển nhà ở”.
“Trích GDP? Nhà nước đâu có quản lý GDP, trích bằng cách nào?”, TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia tài chính, bày tỏ sự ngạc nhiên.
Theo TS Ánh, nhà nước chỉ nắm ngân sách. Thu ngân sách hiện bằng khoảng 22% – 25% GDP. Và nếu nhà nước định trích tiền của mình cho phát triển nhà ở thì đó là khoản nằm trong chi ngân sách (hiện bằng khoảng 28 – 30% GDP).
“Ý của doanh nghiệp có lẽ là lấy tiền ngân sách để chi cho phát triển nhà ở”, ông Ánh nói.
Bên cạnh đề xuất trên, tập đoàn Mường Thanh cũng nêu một số đề xuất khác để phát triển dòng sản phẩm nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền như: địa phương cần có quy hoạch quỹ đất nhà ở xã hội, tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp đầu tư, thiết lập tiêu chuẩn về nhà giá rẻ…
Đáng chú ý, Mường Thanh đề xuất nhà nước cần điều chỉnh hệ số sử dụng đất. “Để phù hợp tiêu chí giá rẻ, nhiều chủ đầu tư đã ‘gọt’ diện tích căn hộ nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của nhiều người mua hơn. Xu hướng này có lợi thế tạo thêm nguồn cung vốn đang thiếu ở phân khúc nhà giá rẻ. Do đó, chính quyền cần linh động trong việc điều chỉnh hệ số sử dụng đất, đặc biệt ưu tiên việc tăng hệ số sử dụng đất đối với những khu vực đô thị mới, có hạ tầng đồng bộ”, tập đoàn nêu.