|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đề xuất giảm chi phí, gia hạn nợ cho người sản xuất, kinh doanh nông sản gặp khó vì COVID-19

16:22 | 06/05/2021
Chia sẻ
Bộ NN&PTNT vừa có đề xuất một số chính sách, giải pháp hỗ trợ người sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh nông sản ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 để Bộ Kế hoạch và đầu tư tổng hợp, kiến nghị với Chính phủ ban hành.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) có văn bản phúc đáp gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư về chính sách hỗ trợ bổ sung cho các đối tượng gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Theo Bộ NN&PTNT trước những diễn biến mới của dịch COVId-19 trong nước và trên thế giới, hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản sẽ còn gặp khó khăn, thách thức trong thời gian tới.

Do đó, để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm hàng tồn kho nông sản tại các địa phương bị ảnh hưởng dịch bệnh, Bộ NN&PTNT đề xuất với Bộ Kế hoạch và đầu tư một số chính sách, giải pháp hỗ trợ để tổng hợp, kiến nghị với Chính phủ, Thủ Tướng Chính phủ giao các bộ, ngành nghiên cứu và trình Chính phủ ban hành.

Cụ thể, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị chức năng điều chỉnh hoạt động sản xuất phù hợp, phối với với các Bộ ngành, địa phương, Hiệp hội ngành hàng theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình về sản xuất, nguồn cung, tiêu thụ nông sản trong nước, diễn biến cung cầu thị trường nông sản, đặc biệt là các sản phẩm trồng trọt đang vào vụ thu hoạch, sản phẩm gia súc, gia cầm.

Đồng thời phối hợp với các cơ quan, Thương vụ, Ngoại giao, Ban quản lý các cửa khẩu kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu nông sản trước diễn biến mới của dịch bệnh, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Đối với Bộ Công Thương, chỉ đạo các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn các của tỉnh bị phong tỏa được lưu thông, tiêu thụ bình thường trên địa bàn tỉnh, thành phố. Có ý kiến để các đơn vị kinh doanh cung cấp dịch vụ ligistics, kho bãi, kho lạnh, các hãng tàu...hỗ trợ việc bảo quản hàng hóa, giảm chi phí bảo quản, đặc biệt là các nông sản thực phẩm cần có chế độ bảo quản đặc biệt.

Ngoài ra cần đẩy mạnh thực hiện thương mại điện tử, tiêu thụ nông sản qua kênh online, giữa bối cảnh dịch bệnh người tiêu dùng hạn chế tới các cửa hàng mua hàng trực tiếp.

Bộ NN&PTNT cũng đề xuất Bộ Tài chính triển khai mạnh mẽ chính sách hỗ trợ giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch như miễn giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp nông nghiệp, giá điện, nước đối với các nhà máy sản xuất, kho lạnh trữ hàng và cho phép hoãn thời gian thanh toán tiền điện.

Nghiên cứu chính sách để giảm chi phí vận chuyển lưu thông hàng hóa và chính sách trợ giá, hỗ trợ thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng, thua lỗ do địa phương phải thực hiện giãn cách, phong toả để kiếm soát dịch COVID-19.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam nghiên cứu và xây dựng chính sách gia hạn nợ, không chuyển thành nợ xấu, nợ phạt quá hạn đối với các khoản vay đến hạn thanh toán, giảm chi phí giao dịch để tạo điều kiện doanh nghiệp tập trung vốn sản xuất.

Kích hoạt các gói tín dụng trả chậm và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân tiếp cận nguồn vốn để duy trì hoạt đống ản xuất, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. 

Ngoài ra có các chính sách tài khóa hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh gây ra: giảm thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với nguyên liệu sản xuất, giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề.

Bên cạnh đó, Hiệp hội ngành hàng phối hợp với Bộ Công Thương Bộ NN&PTNT tăng cường hỗ trợ kết nối các đơn vị sản xuất với các doanh nghiệp thu mua, phân phối nống ản lớn trong và ngoài nước, đặc biệt là các đợn vụ thu mua lớn và các hệ thống phân phối bán lẻ rộng như Cantra Group, AEON, Vincommercr, Lotte...thúc dẩy tiêu thụ nông sản qua kênh siêu thị và hệ thống cửa hàng tiện lợi khắp cả nước...

Như Huỳnh