|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đầu tư Trung Quốc ít được hoan nghênh ở châu Phi?

07:00 | 30/10/2018
Chia sẻ
Trung Quốc rất muốn tăng cường quan hệ với châu Phi để tìm kiếm thị trường thay thế Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang căng thẳng.
dau tu trung quoc it duoc hoan nghenh o chau phi Làn sóng rút khỏi Trung Quốc của các công ty Mỹ
dau tu trung quoc it duoc hoan nghenh o chau phi Khách Trung Quốc đến Việt Nam tiếp tục tăng mạnh 10 tháng đầu năm
dau tu trung quoc it duoc hoan nghenh o chau phi
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN

Tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi hồi tháng 9 vừa qua, Bắc Kinh cam kết cung cấp 60 tỷ USD để hỗ trợ châu Phi phát triển trong 3 năm tới mà "không có bất kỳ ràng buộc chính trị nào".

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, đầu tư của Trung Quốc ngày càng ít được hoan nghênh tại châu Phi. Tại sao vậy?

Theo Phó Giáo sư chính trị Richard Aidoo, kiêm hiệu phó trường nghệ thuật và nhân văn Thomas W. and Robin W. Edwards, ví dụ điển hình là cuộc bầu cử Tổng thống Zambia năm 2011. Khi tranh cử, ứng cử viên phe đối lập Michael Sata thường xuyên chỉ trích các thương nhân Trung Quốc là “gian thương”.

Thái độ chống Trung Quốc của Sata đã nhận được sự cộng hưởng của người dân, cuối cùng giúp Sata đánh bại Tổng thống đương nhiệm Rupiah Banda và lên nắm quyền. Trong một bài viết đăng trên tờ Washington Post, được truyền thông Trung Quốc dẫn lại, Phó Giáo sư Richard Aidoo cho rằng có 4 nhân tố khiến thái độ chống Trung Quốc ở châu Phi gia tăng:

Thứ nhất, vốn đầu tư của Trung Quốc không mang tới thêm nhiều cơ hội việc làm. Lâu nay, mặc dù Bắc Kinh liên tục tăng cường ảnh hưởng kinh tế đối với châu Phi, nhưng lại không giúp người dân địa phương có thêm cơ hội việc làm và tăng thu nhập.

Ví dụ thứ nhất là Nam Phi. Quốc gia này là đối tác hợp tác quan trọng nhất và thành công nhất của Trung Quốc ở châu Phi, nhưng tỉ lệ thất nghiệp của nước này năm 2018 dự kiến vẫn ở mức trên 26%. Ví dụ thứ 2 là Sierra Leone. Đầu tháng 10 vừa qua, tân Tổng thống Sierra Leone Julius Maasa Bio quyết định hủy dự án xây dựng sân bay mới trị giá 400 triệu USD do Trung Quốc đầu tư.

Kỳ thực, khi Tổng thống tiền nhiệm Ernest Bai Koroma ký hiệp định vay vốn Trung Quốc cho dự án đầu tư này, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo dự án sẽ khiến Sierra Leone ngập trong nợ. Trên thực tế, trong thời gian tranh cử Tổng thống, Bio đã lên tiếng chỉ trích dự án tốn kém mà không tạo ra việc làm cho người dân Sierra Leone này, và cuối cùng đã giành chiến thắng.

Thứ hai, Bắc Kinh chỉ tìm cách "cướp đoạt" khoáng sản của châu Phi. “Lục địa đen” dồi dào khoáng sản và khoáng sản đã trở thành mạch máu của kinh tế châu Phi. Do Trung Quốc tìm cách "cướp đoạt" khoáng sản của châu Phi nên đã gây ra sự bất mãn trong cộng đồng người bản địa.

Bên cạnh đó, hành vi khai thác trái phép và tình trạng ngược đãi công nhân địa phương của doanh nghiệp Trung Quốc càng khiến người dân nơi đây căm phẫn, trở thành chất xúc tác cho tình cảm chống Trung Quốc.

Theo nhà xã hội học Ching Kwan Le, các sự kiện công nhân Zambia làm việc trong các nhà máy khai thác khoáng sản do Trung Quốc đầu tư bị đối xử bất công đã làm dấy lên thái độ chống Trung Quốc, trở thành nhân tố giúp Sata giành chiến thắng trong bầu cử Tổng thống năm 2011 ở nước này. Tình hình tương tự cũng xảy ra ở Ghana và dẫn tới chiến thắng lịch sử của ứng cử viên đối lập Nana Akufo Addo trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Thứ ba, hàng Trung Quốc kém chất lượng tràn ngập thị trường châu Phi. Năm 2016, mạng lưới điều tra độc lập Afrobarometer đã tiến hành điều tra tại 35 quốc gia châu Phi. Kết quả cho thấy 35% số người được hỏi cho rằng hàng hóa Trung Quốc kém chất lượng.

Tuy thu nhập của người tiêu dùng châu Phi không cao, nhưng họ cũng không thích nhìn thấy vật liệu không đủ tiêu chuẩn trong các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng do Trung Quốc đầu tư hoặc phải mạo hiểm mua thuốc giả giá rẻ của Trung Quốc. Ngoài ra, doanh nghiệp các nước châu Phi cũng không thích hàng dệt may và các mặt hàng thương phẩm giá rẻ khác của Trung Quốc tiến vào châu Phi cạnh tranh với sản phẩm địa phương.

Thứ tư, chủ nghĩa thực dân mới bao trùm quan hệ Trung Quốc-châu Phi. Đối với các chính trị gia phương Tây, việc Trung Quốc tăng cường can dự vào châu Phi là một loại “chủ nghĩa thực dân mới”, cuối cùng chỉ khiến các khoản tiền mà các nước châu Phi vay của Trung Quốc ngày một tăng.

Người châu Phi vốn phải sống trong môi trường có sự biến động về kinh tế và chính trị tương đối lớn, trong khi việc tăng cường vay mượn từ Trung Quốc đồng nghĩa với việc Bắc Kinh có thể gây ảnh hưởng tới kết quả các cuộc bầu cử trong tương lai ở các nước châu Phi. Đây là viễn cảnh họ không muốn nhìn thấy, vì vậy họ cho rằng cần phải ứng phó cẩn trọng với nó.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.