|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Đầu tư hạ tầng giao thông tại Đồng bằng Sông Cửu Long đang bị ‘đứt đoạn’

15:50 | 31/10/2017
Chia sẻ
Theo ĐBQH Nguyễn Thị Kim Bé, hạ tầng giao thông Đồng bằng Sông Cửu Long còn tồn tại “điểm nghẽn” khi nhiều dự án đang bị đầu tư “đứt đoạn” như dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, đường ven biển phía Nam, đường Hồ Chí Minh...
dau tu ha tang giao thong tai dong bang song cuu long dang bi dut doan
ĐBQH Nguyễn Thị Kim Bé - đoàn Kiên Giang.

Tại buổi thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội diễn ra vào chiều nay (ngày 31/10), Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) trình bày ý kiến tập hợp từ các cử tri về vấn đề đầu tư hạ tầng giao thông cho Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo đó, các cử tri đều thống nhất rằng khu vực đặc biệt được quan tâm chỉ đạo đầu tư về giao thông, nhiều công trình được xây dựng tạo nên diện mạo mới cho vùng, xóa được cảnh “qua sông phải lụy con đò”. Song để tương xứng với nhiệm vụ đảm bảo vấn đề an ninh lương thực và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm quốc gia thì hạ tầng giao thông khu vực vẫn còn nhiều khó khăn.

“Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã được Chính phủ khóa trước khởi công nhưng đến nay vẫn im hơi lặng tiếng; tuyến đường hành lang ven biển phía Nam, đoạn đi qua Việt Nam kéo dài từ cửa khẩu Hà Tiên - Rạch Giá đã thực hiện giai đoạn 2 nhưng lại để đến năm 2020; việc nâng cấp đường Hồ Chí Minh cũng chưa hoàn thiện; Quốc lộ 61 đoạn Cần Thơ - Hậu Giang - Kiên Giang thì mặt đường đầy ổ voi, ổ trâu; người dân khu vực muốn đi ra ngoài vùng phải thông qua Quốc lộ 1A, nhưng đường này lại thu phí BOT...”, đại biểu Kim Bé dẫn chứng.

Như vậy, các dự án đầu tư cho lĩnh vực hạ tầng giao thông của khu vực ĐBSCL đều đang bị đứt đoạn, gây lãng phí lớn. Vì vậy, ĐBQH tỉnh Kiên Giang đề nghị Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp đã nêu trong kết luận hội nghị, tập trung giải ngân vốn thực hiện các công trình ngăn mặn, điều tiết lũ, đầu tư các công trình trọng điểm để giải quyết “điểm nghẽn” hạ tầng giao thông tại ĐBSCL.

Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là một trong hai dự án đường cao tốc lớn nhất của ĐBSCL hiện tại (cùng với cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ). Đây là trục đường chính, có vai trò quyết định trong giao thông đường bộ của vùng và liên vùng.

Dự án được thực hiện theo hình thức BOT, ban đầu dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018 và hoàn vốn bằng thu phí đường bộ với thời gian 20 năm. Đơn vị quản lý dự án là Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản ly dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM).

Tính đến tháng 6, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã giải phóng được khoảng 50%. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì việc triển khai cấp vốn cho dự án, đảm bảo mục tiêu đến năm 2019 phải hoàn thành và đưa vào vận hành bình thường trong năm 2020.

dau tu ha tang giao thong tai dong bang song cuu long dang bi dut doan ‘Mỗi năm, Việt Nam thất thu khoảng 170 tỷ USD từ khối DN FDI do hoạt động chuyển giá’

ĐBQH đoàn Bình Dương Phạm Trọng Nhân nhấn mạnh nghịch lý: càng lỗ, doanh nghiệp FDI càng mở rộng sản xuất; mỗi năm Việt Nam ...

N.Lê