|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Đánh giá dòng tiền dịch chuyển từ cơ sở sang phái sinh, chứng khoán Rồng Việt 'nhảy' vào cuộc chơi

15:25 | 24/08/2018
Chia sẻ
Trong tháng 7, đã có thời điểm thị trường chứng khoán phái sinh đạt thanh khoản kỷ lục trong phiên với giá trị 13.700 tỷ đồng. 
danh gia dong tien dich chuyen tu co so sang phai sinh chung khoan rong viet nhay vao cuoc choi Nhận định thị trường phái sinh 14/8: VN30 tiến tới vùng cản 970 - 980 điểm
danh gia dong tien dich chuyen tu co so sang phai sinh chung khoan rong viet nhay vao cuoc choi Lướt sóng chứng khoán phái sinh: Sóng nhỏ cũng dễ 'chìm'

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa chấp thuận cho CTCP Chứng khoán Rồng Việt (Mã: VDS) trở thành thành viên giao dịch thị trường chứng khoán phái sinh thứ 10.

Các thành viên giao dịch phái sinh trước đó gồm có VPBS, HSC, SSI, BSC, VCSC, MBS, KIS, VND và VCBS.

danh gia dong tien dich chuyen tu co so sang phai sinh chung khoan rong viet nhay vao cuoc choi
Chứng khoán Rồng Việt trở thành thành viên thứ 10 tham gia thị trường phái sinh

VDS hiện có vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng, trong quý II, công ty đạt chưa đầy 5 tỷ đồng lợi nhuận, giảm 86% so với cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân chính được đưa ra là do thị trường điều chỉnh mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động tư doanh và môi giới.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, VDSC đạt 54,33 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch lãi tối thiểu 144 tỷ đồng đặt ra trong năm 2018 thì VDSC hiện mới hoàn thành 38% chỉ tiêu đề ra.

Trong một báo cáo của VDS thời gian gần đây, công ty chứng khoán này đặc biệt lưu ý đến thanh khoản trên thị trường chứng khoán phái sinh trong điều kiện thị trường cơ sở không mấy sôi động. Theo ghi nhận của VDS, trong giai đoạn VN-Index tạo đáy 900 điểm trong tuần thứ hai của tháng 7, thanh khoản hai sàn chứng khoán thấp kỷ lục với 2.700 tỷ đồng.

Trong cùng giai đoạn, giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán phái sinh lại cao nhất từ trước đến nay, đạt 13.700 tỷ đồng. VDS nhận định có sự dịch chuyển rõ rệt của dòng tiền của thị trường cơ sở sang thị trường chứng khoán phái sinh.

Và theo xu hướng dòng tiền, các CTCK hiện đang đua nhau giảm phí giao dịch đối với sản phẩm phái sinh nhằm thu hút khách hàng, bất chấp nguy cơ lũng đoạn thị trường hay những can thiệp từ phía chính quyền đối với lĩnh vực này.

Kể từ khi khai trương đến nay, TTCKPS luôn duy trì tốc độ tăng trưởng với khối lượng giao dịch tháng sau cao hơn tháng trước. Tốc độ tăng trưởng khối lượng giao dịch từ tháng 9/2017 đến tháng 7/2018 bình quân đạt 35%/tháng, đặc biệt, khối lượng giao dịch tăng mạnh từ tháng 5/2018 đến nay khi thị trường cơ sở có biến động mạnh.

Ngoài ra, TTCKPS liên tục ghi nhận các kỷ lục mới, nếu phiên giao dịch đầu tiên vào ngày khai trương thị trường, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 487 hợp đồng, thị trường đã ghi nhận mức giao dịch lên tới 164.872 hợp đồng vào ngày 6/7/2018.

Khối lượng giao dịch bình quân phiên tăng mạnh, năm 2018, đạt 58.613 hợp đồng/ngày, tăng gấp 5,3 lần so với năm 2017.

Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh mới liên tục tăng, trung bình mỗi ngày có 153 tài khoản mới. Tính đến ngày 31/7/2018, đã có 39.631 tài khoản giao dịch phái sinh được mở, trong đó số tài khoản có giao dịch là 11.225 tài khoản.

Hiện có trên 90% nhà đầu tư trên thị trường cơ sở là nhà đầu tư cá nhân, trong khi con số này trên thị trường phái sinh lên tới trên 95%. Giao dịch của nhà đầu tư tổ chức trong nước (bao gồm cả hoạt động tự doanh của CTCK) chiếm khoảng 1,41% khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Tổng khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong năm qua đạt 23.305 hợp đồng, tương ứng 0,12% khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Xem thêm

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.