Đại dịch có thể tác động tiêu cực tới nguồn cung lao động tại Mỹ
Nghiên cứu chuyển trọng tâm từ việc có bao nhiêu lao động đang làm việc sang việc người lao động đang hoặc muốn làm việc trong bao nhiêu tiếng.
Nghiên cứu, do các tác giả là ông Nicola Fuchs-Schundeln thuộc Đại học Goethe Frankfurt, ông Adam Blandin thuộc Đại học Vanderbilt và ông Alexander Bick thuộc chi nhánh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại St. Louis thực hiện, cho thấy giờ làm việc linh hoạt hơn và việc làm việc từ xa trong đại dịch có thể củng cố xu hướng gia tăng số người tiếp tục làm việc, nhưng số giờ làm việc trung bình giảm.
Đây là báo cáo mới nhất cho thấy đại dịch đã làm thay đổi thị trường lao động ra sao.
Tỷ lệ lạm phát cao hiện nay có thể khiến người lao động muốn làm việc nhiều hơn hay thậm chí là quay lại làm việc thay vì nghỉ hưu hẳn.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của Fed và các quan chức khác bất ngờ khi tốc độ tuyển dụng vẫn cao trong những tháng gần đây, với nhu cầu tuyển dụng thay đổi không nhiều khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Điều cũng gây thất vọng là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chưa đạt mức trước đại dịch và số người đang việc làm hoặc tìm một công việc không thay đổi trong năm nay.
Do đó, tăng trưởng lương cao hơn mức tăng năng suất, điều có thể gây thêm sức ép lên lạm phát, trong khi Fed đang nỗ lực kiểm soát.
Một báo cáo gần đây của nhà kinh tế Jason Faberman của Fed tại Chicago cho thấy nguồn cung lao động thấp có thể sẽ tiếp tục.
Đặc biệt, người nghỉ hưu, những cha mẹ ở nhà, và những người không đi làm khác ít sẵn sàng đi làm trở lại hơn so với trướC.