|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cựu cố vấn Mỹ chỉ trích chiến lược của Australia với Trung Quốc

07:21 | 11/09/2018
Chia sẻ
Trả lời phỏng vấn đài ABC, ông Steve Bannon đã chỉ trích sách lược mềm mỏng của Australia đối với Trung Quốc và cảnh báo hậu quả nếu Canberra không chịu đối đầu với Trung Quốc ngay từ bây giờ.
cuu co van my chi trich chien luoc cua australia voi trung quoc Đồng đôla Australia giảm mạnh trước cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
cuu co van my chi trich chien luoc cua australia voi trung quoc Kinh tế Australia 27 năm liền không suy thoái
cuu co van my chi trich chien luoc cua australia voi trung quoc

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ông Steve Bannon là cựu cố vấn và từng là chiến lược gia được tin cậy nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Bannon khẳng định quan điểm cứng rắn với Trung Quốc không phải là kỳ thị chủng tộc mà bởi vì người dân phản ứng lại trước những thiệt hại về kinh tế mà họ phải gánh chịu dưới ảnh hưởng từ Trung Quốc.

Ông nói: “Sự phẫn nộ của công chúng Mỹ là vì sự chênh lệch cán cân thương mại quá lớn, giữa 880 tỷ USD với 4.500 tỷ USD, họ phẫn nộ cũng là vì giới thượng lưu chỉ kiếm tiền bỏ túi mà không màng tới tầng lớp lao động”.

Ông Bannon cho rằng trong 10-12 năm tới, các quốc gia sẽ lãnh hậu quả nếu bây giờ không hiểu và không hành động để đối phó với Trung Quốc. Cựu chiến lược gia Nhà Trắng chỉ trích chiến lược mềm mỏng của Australia trước một Trung Quốc hung hăng: “Những gì đang xảy ra ở Australia là những người làm ăn nghiêm chỉnh, chấp hành luật pháp… nhưng một sáng thức dậy thấy chung quanh mình nhiều tài nguyên, tài sản của đất nước bỗng nằm trong tay một nước khác". Phát biểu tại trường Đại học New South Wales trước khi bị lật đổ cuối tháng 8 vừa qua, cựu Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã chỉ trích chính sách bảo hộ trên thế giới và khuyến khích mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc bởi ông cho rằng nó phù hợp với quyền lợi và giá trị của Australia.

Tuy nhiên, ông Bannon cho rằng đây là quan điểm lạc hậu, mặc dù so với Mỹ, những tranh luận về sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở Australia đang nổi lên nhiều hơn. Mối quan hệ Trung Quốc-Australia thời gian qua đã trải qua nhiều thử thách, từ việc Chính phủ Australia ban hành luật nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của nước ngoài cho đến quyết định không để tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei tham gia xây dựng mạng lưới 5G tại Australia. Cựu chiến lược gia Steve Bannon cho biết quan điểm cứng rắn với Trung Quốc của Tổng thống Trump đã đánh trúng mối quan tâm hàng đầu của tầng lớp trung lưu và lao động ở Mỹ.

Ông nói: “Đó là nguồn gốc của sự phẫn nộ. Tầng lớp lao động và trung lưu, đặc biệt là giới lao động, tin rằng nước Mỹ có thể quay lại thời hoàng kim, trong khi tầng lớp thượng lưu ở Mỹ cũng như tại Australia luôn cho rằng sự lớn mạnh của Trung Quốc là tất yếu, là quy luật của vũ trụ. Nhưng ông Trump lại không nghĩ như vậy”. Theo ông Bannon, Tổng thống Trump đang chuẩn bị tăng cường các biện pháp đối đầu kinh tế hơn nữa với Trung Quốc. Washington gần đây đã áp đặt các mức thuế đánh vào 16 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sau khoản thuế tương đương 34 tỷ USD hồi tháng Bảy.

Bắc Kinh cũng có những cú trả đũa tương tự. Theo Công ty KPMG, nếu chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra, một cuộc suy thoái chắc chắn sẽ lan rộng trên toàn cầu và khiến GDP của Australia sụt giảm 2,4% trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, ông Bannon lại có cái nhìn khác về suy thoái kinh tế. Ông nói: “Suy thoái đến rồi đi, tầng lớp lao động và những người ủng hộ Tổng thống Trump hiểu được điều đó.

Họ hiểu rằng con đường sẽ gập ghềnh, nhưng đó là tài của các nhà lãnh đạo”. Theo ông Bannon, Mỹ muốn trở lại là nguồn cung cấp hàng hóa chính cho thế giới và hiểu rằng họ sẽ phải trả giá cao cho sự thay đổi đó, nhưng người dân Mỹ đã sẵn sàng.

Xem thêm

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.