|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Ông Son chỉ đạo đưa thương vụ AVG vào danh mục 'Mật'

15:47 | 18/12/2019
Chia sẻ
Trả lời về việc Bộ Thông tin và truyền thông đưa giao dịch MobiFone mua cổ phần của AVG vào danh mục tài liệu mật, cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, đây là do ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng thời điểm đó là ông Nguyễn Bắc Son.

Phiên xử sơ thẩm vụ án Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) sáng 18/12 tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư.

Cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Ông Son chỉ đạo đưa thương vụ AVG vào danh mục “Mật” - Ảnh 1.

Cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn.

Trả lời luật sư Phan Trung Hoài về việc Bộ TTTT thiết lập danh mục tài liệu mật từ khi nào, cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, thời điểm ông về Bộ thì không biết. Sau khi ông làm Bộ trưởng, thấy chưa có nên ông đã chỉ đạo rà soát, đề xuất Bộ Công an để lập danh mục tài liệu mật.

Về việc Bộ TTTT đề nghị đưa thương vụ vào tài liệu mật, theo ông Tuấn, đây là do ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thời điểm đó cho Vụ quản lý doanh nghiệp soạn và giao cho ông ký.

Về các văn bản trao đổi với Bộ Công an, MobiFone, AVG, ông Tuấn cho rằng, không biết mà chỉ được đọc các văn bản đó theo chỉ đạo của Bộ trưởng, có bút phê, còn Bộ trưởng chuyển cho ai thì đó là trách nhiệm của Bộ trưởng.

“Bộ trưởng phát lệnh 1 tiếng nữa sẽ ký hợp đồng”

Luật sư Phan Trung Hoài tiếp tục hỏi bị cáo Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch MobiFone. Theo ông Trà, ông hoàn toàn không biết việc AVG có văn bản gửi Bộ TTTT hỏi ý kiến khi chuyển nhượng cổ phần. Sau này, khi đọc hồ sơ thì ông mới biết.

Cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Ông Son chỉ đạo đưa thương vụ AVG vào danh mục “Mật” - Ảnh 2.

Bị cáo Lê Nam Trà.

“Khi nào ông mới biết chính thức ý định của AVG muốn chuyển nhượng cổ phần và theo giới thiệu của ai?” - luật sư Hoài đặt câu hỏi.

“Sau khi MobiFone có văn bản 337 (xin phê duyệt chủ trương cho MobiFone đầu tư dịch vụ truyền hình theo phương thức mua lại một hãng truyền hình kỹ thuật số - PV) trình Bộ TTTT, trong cuộc họp trên Bộ, bị cáo Son có gặp tôi trao đổi là AVG có nhu cầu bán cổ phần và cậu về cho anh em xem xét, báo cáo.

Lúc đó, tôi đã nói, hiện đã giao nhiệm vụ nghiên cứu về mua dịch vụ truyền hình cho ông Bảo Long, Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật và ông Vinh, Phó TGĐ phụ trách đầu tư nghiên cứu, báo cáo.” - cựu Chủ tịch MobiFone trả lời.

Ông Trà trình bày thêm, khi Bộ trưởng Son yêu cầu ông ký hợp đồng thỏa thuận mua cổ phần AVG trong buổi 25/12/2015 thì ông đã nói, việc này, trong cuộc họp đã giao cho ông Cao Duy Hải là người ký hợp đồng.

“Tôi có đề nghị Bộ trưởng xem xét lại nhưng Bộ trưởng vẫn yêu cầu tôi ký. Xuất phát từ việc không muốn tranh cãi giữa Chủ tịch HĐTV với Tổng Giám đốc trước mặt Bộ trưởng khi có quyết định 236.

Căn cứ vào quyết định, có chỉ đạo của Bộ trưởng và khi ký tôi nghĩ có 2 người đại diện trước pháp luật, ký hợp đồng chỉ là khâu cuối cùng, tức là tất cả các thủ tục, các bước đã hoàn thành nên tôi ký. Khi ký, tôi có triệu tập tất cả các bộ chủ chốt MobiFone có mặt.” - ông Trà nói.

Trả lời câu hỏi về việc trong lễ tổng kết ngày 25/12/2015 có lịch, chương trình ký thỏa thuận hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với AVG không, ông Trà khẳng định không có trong lịch.

“Bộ trưởng phát lệnh 1 tiếng nữa sẽ ký hợp đồng. Tôi là Chủ tịch HĐTV cũng không biết lịch ký hợp đồng này. Anh Hải không nhớ nhưng lúc đó, tôi có trao đổi với anh Hải về việc mọi việc có ổn không thì anh Hải nói tất cả đã chuẩn bị xong.

Khi đưa lên bàn, tôi có đầy đủ chữ ký của các tổ, pháp lý và có văn bản với chữ ký, đóng dấu của anh Hải. Trên cơ sở đó, tôi mới ký.” - bị cáo Trà trả lời.

Cũng theo ông Trà, thời gian lúc đó gấp gáp, ông yêu cầu Chánh Văn phòng liên lạc, trao đổi tất cả với MobiFone và các cổ đông, đại diện. Chỉ khoảng 1 tiếng sau, khi ông vào phòng đã đủ hết.

Về việc bản thân khắc phục 100% số tiền chiếm đoạt, cựu Chủ tịch MobiFone cho rằng, áp lực đã đè lên ông suốt hơn 2 năm. “Chính vì thế tôi thấy mình có trách nhiệm để cho thực sự thanh thản và tôi chấp nhận tự thú, tự nguyện khai báo để giúp cho mọi việc sáng tỏ.” - bị cáo Trà nói.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tiến Nguyên

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.