Theo Business Insider, một cuộc khảo sát của Coresight Research hồi tháng 5/2019 chỉ ra 36,8% khách hàng Mỹ mua hàng trực tuyến, tăng 13,7% so với năm 2018. Điều đó đồng nghĩa với việc giao hàng đang trở thành khía cạnh ngày càng quan trọng đối với các nhà bán lẻ. Hồi tháng 6, Mercadona - chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn nhất Tây Ban Nha - hợp tác với nền tảng giao hàng Bringg để tạo điều kiện cho các đơn đặt hàng trực tuyến. Ảnh: Getty Images.
Dịch vụ cho phép người mua lựa chọn thời gian giao hàng cụ thể, theo thông cáo báo chí từ Bringg. Ảnh: Getty Images.
Tại Mỹ, gã khổng lồ bán lẻ Walmart cũng giữ chân khách hàng bằng dịch vụ "giao hàng không giới hạn" tại 1.400 cơ sở. Ảnh: AP Images.
Với phí dịch vụ 98 USD/năm hoặc 12,95 USD/tháng, người đăng ký có thể nhận được gói giao hàng không giới hạn của Walmart. Ảnh: Business Insider.
Một số cơ sở Walmart ở Mexico cũng bắt đầu thực hiện chính sách giao hàng mới. Ảnh: Getty Images.
Khách hàng có thể đặt hàng với Superama của Walmart Mexico thông qua ứng dụng nhắn tin Whatsapp. Ảnh: Getty Images.
Seiyu thuộc sở hữu của Walmart Nhật Bản cũng kết nối với công ty điện tử Rakuten để cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh bằng máy bay không người lái cho khách hàng ở Sarushima (Vịnh Tokyo, Nhật Bản). Ảnh: Getty Images.
Thử nghiệm được thực hiện trong mùa hè năm 2019, cho phép khách hàng lựa chọn 400 sản phẩm, bao gồm rượu và thực phẩm khó bảo quản. Ảnh: Getty Images.
Instacart và Aldi US cũng mở rộng dịch vụ giao hàng. Ảnh: Reuters.
Tại Wisconsin và Florida (Mỹ), Instacart và Aldi bắt đầu thử nghiệm dịch vụ nhận hàng ngoài lề đường cho các đơn hàng trên 10 USD, bên cạnh dịch vụ giao hàng truyền thống. Ảnh: Getty Images.
Carrefour của Pháp và đối tác Majid Al Futtaim, một nền tảng thương mại điện tử có trụ sở ở Saudi Arabia, cũng giới thiệu 12.000 sản phẩm. Ảnh: Reuters.
Phương Thảo