Top 10 phát minh công nghệ đã thay đổi ngành bán lẻ của thế giới
Ngày nay, những cải tiến, phát minh công nghệ đang dần tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong cách mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa hay thậm chí là trong các cửa hàng và mua bán trực tuyến.
Thập kỷ vừa qua đã cho chúng ta thấy sự trỗi dậy của các mô hình DTC hay Direct to Customer (bán trực tiếp đến khách hàng) và các công ty được xây dựng gần như hoàn toàn trên phương tiện truyền thông xã hội.
Còn các cửa hàng Offline thì bắt đầu thử nghiệm các hình thức công nghệ mới để thu hút người mua hàng quay trở lại.
Trong số đó, đã có một vài trường hợp rất thành công bằng cách tiếp tục mở rộng áp dụng công nghệ mua hàng trực tuyến tại cửa hàng trong khi sự quan tâm của người tiêu dùng với các chatbot đã giảm dần trong những năm gần đây.
Điều này cho thấy, sự phát triển của công nghệ nói riêng và thời đại nói chung đã thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng.
Dưới đây là một cái nhìn sâu hơn về 10 thay đổi lớn nhất trong ngành công nghiệp bán lẻ trong thập kỷ qua.
1. Mua trực tuyến tại cửa hàng
Theo Business Insider Intelligence, 68% người tiêu dùng Mỹ đã sử dụng mua hàng trực tuyến tại cửa hàng - còn được gọi là BOPIS khi đặt hàng sản phẩm trực tuyến.
Hơn nữa, nhiều người tiêu dùng đang tìm cách để cắt giảm chi phí vận chuyển và một loạt các nhà bán lẻ đã bắt đầu đưa ra những phương án để đáp ứng nhu cầu này.
2. Phòng thay đồ thông minh
Vào năm 2015, Ralph Lauren đã ra mắt những chiếc gương "tương tác" trong chiếc Flagship của thành phố New York (Mỹ), nó cho phép người mua sắm thay đổi ánh sáng của căn phòng, yêu cầu kích thước hoặc kiểu dáng mới và xem các mặt hàng khác.
Đây là sự xuất hiện lần đầu tiên của loại hình này, và rất nhiều các nhà bán lẻ khác cũng đã tham gia trải nghiệm công nghệ thú vị này.
3. Công nghệ RFID
Một trong những phát triển lớn nhất trong thập kỷ qua có lẽ chính là công nghệ RFID - đây là từ viết tắt của Radio Frequency Identification có nghĩa "Nhận dạng qua tần số vô tuyến".
Nó có chức năng cơ bản như một nhãn dán thông minh được gắn liền với các sản phẩm. Những "mã vạch thông minh" này cho phép các nhà bán lẻ theo dõi hàng tồn kho tốt hơn và hiểu rõ hơn về vòng đời sản phẩm.
4. Mã QR
Có thể nói, mã QR đã chuyển đổi ngành bán lẻ đáng kể trong thập kỷ vừa qua theo nhiều cách khác nhau, nhưng đáng chú ý nhất là sự phát triển của các cửa hàng ảo như Amazon Go.
Sử dụng công nghệ "chỉ cần đi ra" của Amazon, người mua hàng vào cửa hàng chỉ cần quét mã QR và rời đi sau khi họ đã lựa chọn được những gì họ cần. Thanh toán sau đó sẽ được thực hiện thông qua ứng dụng.
5. Mua sắm trên Instagram
Instagram đã ra mắt tính năng mua sắm vào tháng 11/2016, điều này giúp nâng tầm ứng dụng này từ nền tảng xã hội "đầy tham vọng" lên một kênh thương mại điện tử đầy đủ.
Bản cập nhật cho phép các thương hiệu được xác minh phát triển các bài đăng có thể mua bán được và quảng cáo để hướng người dùng đến các trang mua sắm trực tuyến tương ứng của họ.
Vào tháng 3/2019, Instagram đã tiến thêm một bước bằng cách đưa công cụ mua sắm vào Instagram Stories.
6. Tìm kiếm bằng hình ảnh
Cũng giống như công nghệ nhận dạng khuôn mặt có thể quét khuôn mặt và sử dụng nó để xác định danh tính, công nghệ tìm kiếm bằng hình ảnh giúp người mua có thể đăng tải các sản phẩm và xác định nguồn gốc của nó hoặc tìm các mô hình tương tự.
Năm 2015, các nền tảng như Pinterest bắt đầu tích hợp công nghệ tìm kiếm bằng hình ảnh vào nền tảng của họ. Trong năm 2017, Pinterest đã ra mắt tính năng gim để thúc đẩy sự chuyển đổi thương mại điện tử.
7. Công nghệ in 3D
Mặc dù trang phục in 3D từng có vẻ nghe như là một sự mới lạ, đột phá trong tương lai, nhưng giờ đây nó được sử dụng để làm mọi thứ từ giày thể thao Adidas cho đến áo khoác.
8. Thanh toán tự động
Thập kỷ vừa qua đã mang lại những tiến bộ lớn trong ngành tự động hóa, bao gồm tự thanh toán với 10 mặt hàng trở xuống và các cửa hàng Amazon Go không có quầy thu tiền - nơi mà bạn có thể đi vào và ra mà không cần phải xếp hàng chờ đợi bất cứ điều gì.
9. Chatbots
Chắc chắn Chatbots đã trở thành một phần không thể thiếu trong sự phát triển của tự động hóa trong thập kỷ vừa qua, đối với các nhà bán lẻ là việc áp dụng một số loại bot vào kinh doanh như tích hợp với Facebook và nhắn tin SMS đến các dịch vụ trợ giúp trên trang web của họ.
10. Thanh toán điện tử và ví điện tử
Nhờ các nhà cung cấp dịch vụ di động tung ra các dịch vụ như Apple Pay và Samsung Pay... mà các khoản thanh toán thực hiện qua điện thoại thông minh đã bùng nổ trong thập kỷ qua.
Ngày nay, các nhà bán lẻ khác nhau như Gap cũng đã cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử nhằm giúp người mua hàng thực hiện thanh toán dễ dàng, thuận tiện hơn.