Trong hơn 32 năm, gã khổng lồ nước giải khát Red Bull đã xây dựng một đế chế thể thao lớn mạnh với 15 câu lạc bộ, trong đó có 5 đội bóng đá.
15-10-2019
26-08-2019
14-06-2019
Vào đầu tháng 4/1987, Red Bull bán những lon nước tăng lực đầu tiên của mình tại Áo. Hơn 32 năm sau, tập đoàn này còn nổi tiếng với việc sở hữu 15 đội thể thao, trong đó có 2 đội đua xe Công thức 1. Ảnh: F1.
Tuy nhiên, 5 CLB trong làng túc cầu thế giới mà Red Bull nắm giữ mới là đề tài gây tranh cãi nhiều nhất. Những đôiị bóng đó bao gồm FC Liefering, Red Bull Salzburg (Áo), New York Red Bulls (Mỹ), Red Bull Brasil (Brazil) và RB Leipzig (Đức). Ảnh: Bundesliga.
Đế chế bóng đá của Red Bull có thể đem so sánh với City Football Group - chủ sở hữu của các CLB Manchester City (Anh), New York City FC (Mỹ), Melbourne City FC (Australia), và điều hành CLB Girona (Tây Ban Nha). Ảnh: Getty.
Ngay từ lúc bước vào sân chơi bóng đá, Red Bull vấp phải nhiều sự phản đối. Hãng tiếp quản Salzburg vào năm 2005 và nhanh chóng thay đổi bản sắc CLB này. Công ty đổi tên đội bóng thành FC Red Bull Salzburg cũng như thay thế logo, màu áo truyền thống, và cả đội ngũ quản lý. Ảnh: Bleacher Report.
Tuy nhiều cổ động viên phản đối, sự quản lý của Red Bull đã đem về cho FC Red Bull Salzburg nhiều chức vô địch. CLB cũng như góp phần sản sinh ra nhiều ngôi sao như Sadio Mane (ảnh) và Naby Keita. Ảnh: Bleacher Report.
Năm 2006, Red Bull đặt chân vào Giải bóng đá nhà nghề Mỹ khi mua lại CLB New York MetroStars và đổi tên thành New York Red Bulls. Đội bóng đã thu hút được nhiều tên tuổi lớn, điển hình là Thierry Henry (ảnh) và Tim Cahill. Tuy vậy, thành tựu của đội bóng này trong nhiều năm qua là không đáng kể. Ảnh: Getty.
Đối với Red Bull, mục tiêu hàng đầu luôn là sự hiện diện tại Đức. Họ thành lập RB Leipzig vào năm 2009. Và trong vòng một thời gian ngắn ngủi, CLB này chính thức có mặt tại Bundesliga, giải đấu cao nhất ở Đức vào năm 2016, dù họ xuất phát từ giải đấu hạng 5 của quốc gia này. RB Leipzig tham dự đấu trường Champions League danh giá chỉ một năm sau. Ảnh: Getty.
RB Leipzig bị nhận nhiều chỉ trích vì tính thương mại hóa và phá vỡ truyền thống tổ chức, quản lý CLB tại Đức. Tuy nhiên, đội bóng đã có lượng cổ động viên gia tăng nhanh chóng. Lượng người trung bình đến sân nhà Red Bull Arena xem CLB này thi đấu vào năm 2016 là 41.454. Trong khi đó, con số này ban đầu chỉ khoảng 2.150. Ảnh: AP.
Đế chế bóng đá của Red Bull không chỉ hoàn toàn dựa vào nguồn tài chính dồi dào, mà còn được xây dựng trên các chiến lược thông minh. Họ không chi tiền cho các hợp đồng bom tấn mà thay vào đó, tập đoàn này tập trung phát triển mạng lưới đào tạo cầu thủ trẻ toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên mà RB Leipzig sở hữu một trong những đội hình trẻ nhất Bundesliga. Ảnh: EPA.
Chiến lược của Red Bull chính là nguyên nhân chính khiến Paul Mitchell (ảnh) - giám đốc kỹ thuật của cho mảng bóng đá toàn cầu của tập đoàn này - từ chối làm việc cho những ông lớn như Manchester United, Chelsea và Arsenal. Ảnh: The Telegraph.
Chỉ trong khoảng 15 năm hoạt động, nhiều cựu học viên, cầu thủ, và nhân viên của đế chế bóng đá Red Bull đã gây được tiếng vang trên làng túc cầu thế giới. Ảnh: Red Bull.
Tính chuyên môn, công bằng là một khía cạnh khác gây tranh cãi khi 2 đội bóng thuộc đế chế Red Bull gặp nhau. Đơn cử là cuộc chạm trán giữa RB Leipzig và Red Bull Salzburg tại vòng bảng Champions League 2018 - 2019. Ảnh: Goal.
Gần đây, nhiều tin đồn xuất hiện về việc Red Bull sẽ lấn sân vào thị trường bóng đá Anh quốc. Họ từng đàm phán một thỏa thuận tài trợ cho CLB Leeds United vào năm 2013 nhưng thất bại do sự phản đối dữ dội của người hâm mộ. Theo Andrew Sparkes - HLV thủ môn của CLB Southampton - Red Bull không muốn tài trợ áo đấu, họ muốn kiểm soát tất cả. Ảnh: Reuters.
Minh Đức
Theo Zing News
Link bài gốc
https://news.zing.vn/cuoc-cach-mang-bong-da-cua-red-bull-post1049322.html