|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cú đúp điều hành tỷ giá USD/VND cận Tết 2018

20:00 | 08/02/2018
Chia sẻ
500 triệu USD, hơn 1 tỷ USD…, những con số mà một số thành viên tham gia thị trường ước tính và cập nhật liên tiếp từng ngày, lượng ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước mua vào tuần này.
cu dup dieu hanh ty gia usdvnd can tet 2018 Lãi suất liên ngân hàng theo đà giảm của tuần trước
cu dup dieu hanh ty gia usdvnd can tet 2018 'Năm 2018, tỷ giá USD/VND điều chỉnh 1-2% là hợp lý'
cu dup dieu hanh ty gia usdvnd can tet 2018
Một lần nữa Ngân hàng Nhà nước thể hiện sự linh hoạt và khéo léo trong cân đối cung - cầu trên thị trường và điều hành chính sách tỷ giá - Ảnh: Quang Phúc.

Quy mô dự trữ ngoại tệ theo đó cũng liên tục tạo kỷ lục mới. Ước tính theo một số thành viên tham gia thị trường, đến ngày 8/2, nguồn lực dự trữ ngoại hối quốc gia Việt Nam nhiều khả năng đã vượt mức 58 tỷ USD.

Trước hết, diễn biến trên phản ánh nguồn cung ngoại tệ lớn, đến tiếp sau một năm Ngân hàng Nhà nước đã mua ròng khoảng 13 tỷ USD.

Nguồn cung lớn cũng phản ánh ở phản ứng đi xuống của tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng, cũng như trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại. Và đến ngày 8/2, giá USD bán ra của họ phổ biến đã xuống còn 22.720 VND.

Và chính Ngân hàng Nhà nước cũng có động tác cụ thể, khi Sở Giao dịch hạ mức giá tham chiếu mua vào từ 22.710 VND xuống 22.700 VND, trong ngày 8/2.

Điều chỉnh trên một mặt là ứng xử của nhà điều hành trước nguồn cung ngoại tệ lớn. Nhưng quan trọng hơn, nó để bắt tay phối hợp với một động tác thứ hai, diễn ra trước đó một ngày (vào 7/2) là triển khai mua ngoại tệ kỳ hạn.

Cụ thể, ngày 7/2, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp tới các thành viên tham gia thị trường liên ngân hàng: mua USD kỳ hạn 3 tháng.

Thứ nhất, như "nguyên tắc" suốt thời gian qua, việc mua kỳ hạn này nhằm tạo thêm một lựa chọn cho thị trường, đáp ứng nhu cầu của các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ dương, giao dịch nhằm đưa trạng thái về cân bằng.

Thứ hai, giao dịch mua USD kỳ hạn 3 tháng nói trên có mức 22.775 VND - một con số thoạt tiên "thấy" cao bất thường so với mức giao ngay, tưởng như hàm ý tỷ giá USD/VND sẽ bật cao sau 3 tháng tới.

Tuy nhiên, nhìn sang lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, điểm hoán đổi lãi suất "đô - đồng" đã doãng rộng những phiên giao dịch vừa qua; lãi suất VND đã tăng cao so với lãi suất USD. Mức 22.775 VND nói trên được tính toán trên cơ sở lợi ích nắm giữ VND hoặc USD theo chênh lệch đó sau 3 tháng.

Kết nối với động tác Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước giảm giá mua vào USD (giao ngay) ngày 8/2 nói trên, có thể thấy nhà điều hành đã tạo thêm "cú hích" vào lợi ích nắm giữ đó, kích thích các thành viên tham gia việc bán lại ngoại tệ kỳ hạn 3 tháng cho mình; bên cạnh việc điều chỉnh một phần do cung ngoại tệ lớn.

Như trên, theo một số thành viên tham gia thị trường, sau cú đúp trong điều hành chính sách tỷ giá USD/VND, Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tham gia điều tiết như trên, lượng ngoại tệ các thành viên bán lại khá lớn và liên tục những ngày vừa qua, trong đó có cả bán kỳ hạn 3 tháng.

Vì sao Ngân hàng Nhà nước lại mua ngoại tệ kỳ hạn 3 tháng, mà không tập trung mua giao ngay như thời gian qua?

Trước hết, nhà điều hành tạo thêm sản phẩm để các thành viên thị trường có thêm lựa chọn, tính toán và cân đối trong giao dịch và sử dụng vốn. Một thị trường đa dạng hơn và chuyên nghiệp hơn.

Trước đó, ngày 10/10/2017 Ngân hàng Nhà nước cũng đã từng đưa ra sản phẩm mua ngoại tệ kỳ hạn. Xa hơn nữa, ngay cuối năm 2015 cơ quan này cũng lần đầu tiên thực hiện bán ngoại tệ kỳ hạn với giá chốt trước. Những động tác này đều có mục đích sâu xa nữa.

Như lần này, việc mua ngoại tệ kỳ hạn 3 tháng nói trên còn có mục đích quan trọng hơn: trước nguồn cung lớn, Ngân hàng Nhà nước không muốn cùng lúc đưa ra lượng lớn VND ra thị trường (để mua ngoại tệ) mà gây áp lực thời điểm đối với các cân đối khác. Mua kỳ hạn để giãn áp lực này ra, cũng như tránh dồn thêm sức vào cùng một lúc cho việc trung hòa lượng tiền đưa ra mua giao ngay vừa qua, cũng như hiện nay.

Minh Đức