|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Credit Suisse: Tiền đồng gặp rủi ro vì chính sách nhập cư của Trump

10:24 | 08/03/2017
Chia sẻ
Tiền đồng vốn đang giảm giá so với đôla Mỹ, từ cuối tháng 11/2016 đến nay giảm 2,2%. 
credit suisse tien dong gap rui ro vi chinh sach nhap cu cua trump

Ngân hàng Credit Suisse cảnh báo rằng giá trị đồng tiền Việt Nam có thể còn gặp nhiều áp lực hơn nữa với chính sách siết chặt nhập cư và chính sách kiểm soát biên giới của Tổng thống mới Donald Trump.

Hiên nay, lực lượng "lao động nước ngoài gặp rủi ro", ví dụ những người nhập cư trái phép, chỉ chiếm khoảng 15% tổng số lao động xuất xứ Việt Nam ở Mỹ. Dù vậy, chuyên gia kinh tế Deepali Bhargava từ Ngân hàng ước tính rằng tỷ lệ kiều hối về Việt Nam trên GDP có thể giảm 0,4% khi Trump áp dụng các chính sách siết chặt nhập cư. Đó là do nguồn kiều hối từ Mỹ chiếm hơn một nửa tổng số kiều hối từ nước ngoài chuyển về Việt Nam.

Chưa hết, thuế biên giới cũng là một áp lực. Nếu luật thuế biên giới của Mỹ được thông qua, Việt Nam sẽ chứng kiến 0,9% GDP bốc hơi. Đó là chưa kể Việt Nam không còn được hưởng lợi từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do nước Mỹ đã rút lui.

"Dù chúng tôi cho rằng Việt Nam vẫn đạt thặng dư tài khoản vãng lai trong năm nay, số liệu này sẽ có thể bị thu hẹp từ 3,4% năm ngoái xuống còn 2,4%", báo cáo của Credit Suisse viết.

Chính sách siết chặt nhập cư sẽ có tác động mạnh mẽ hơn tới tài khoản vãng lai của Việt Nam khi so sánh với Philippines và Ấn Độ, dù hai nước này bị truyền thông chú ý hơn khi Trump tung chính sách siết chặt visa H-1B.

Theo bảng của Credit Suisse, thay đổi trong chính sách nhập cư của Mỹ sẽ khiến Việt Nam bị giảm gần 1 tỷ USD kiều hối.

Vân Vũ

Tránh FOMO trong sóng cổ phiếu khoáng sản
Theo nhà phân tích KBSV, sau thời gian tăng nóng và kéo dài xuyên suốt từ 3 - 4 tháng, đến nay nhiều cổ phiếu khoáng sản đã đột ngột quay đầu giảm mạnh. Diễn biến này phản ánh tâm lý chốt lời của nhà đầu tư và cũng phù hợp với thực tế khi nhiều cổ phiếu khoáng sản có mức tăng bằng lần, trong khi nội tại doanh nghiệp chưa thể có sự cải thiện tương ứng.