|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Creador, quỹ ‘hứa' rót 100 triệu USD vào Việt Nam là ai?

13:00 | 01/03/2018
Chia sẻ
Thành công ở các khoản đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp ở Nam và Đông Nam Á, Creador muốn tiến sâu hơn vào thị trường Việt Nam bởi mức tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và tinh thần kinh doanh của người Việt. Trong đó, đánh dấu khởi đầu là khoản đầu tư tại Thế giới Di động.
creador quy hua rot 100 trieu usd vao viet nam la ai Creador sẽ đầu tư 100 triệu USD vào Việt Nam trong 3 năm tới
creador quy hua rot 100 trieu usd vao viet nam la ai Creador rót gần nghìn tỷ đồng vào Thế giới Di động thế chân Mekong Capital

Đầu tư đa lĩnh vực, thu được lợi nhuận “khủng”

Creador, một quỹ đầu tư tư nhân thành lập năm 2011, có trụ sở tại Kuala Lumpur, Malaysia. Hoạt động của quỹ tập trung vào các khoản đầu tư dài hạn tại các doanh nghiệp có mức tăng trưởng tốt ở Nam và Đông Nam Á.

creador quy hua rot 100 trieu usd vao viet nam la ai
Các khoản đầu tư của Creador tập trung vào khu vực Nam và Đông Nam Á (Nguồn: Creador)

Hoạt động của Creador đầu tư vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau như dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng lâu năm, bán lẻ, dịch vụ ăn uống, dược phẩm, chăm sóc sức khoẻ, phương tiện truyền thông và dịch vụ kinh doanh.

creador quy hua rot 100 trieu usd vao viet nam la ai
Các lĩnh vực đầu tư của Creator.

Kể từ khi thành lập, Creador huy động gần 900 triệu USD cho ba quỹ đầu tư tư nhân gồm quỹ Creador I, Creador II và Creador III.

Trong năm 2017, quỹ Creador III đã giải ngân được 85% danh mục quỹ vào doanh nghiệp ngành chăm sóc sức khỏe Ấn Độ Paras Healthcare, dự án dịch vụ tài chính Ujjivan.

Gần đây, Creador đang huy động quỹ đầu tư thế hệ thứ IV, tổng giá trị 500 triệu USD, dự kiến sẽ kết thúc góp vốn vào tháng 6/2018. Các đối tác của quỹ mới này bao gồm quỹ hưu trí và hộ gia đình, các khoản tài trợ.

Tính đến nay, Creador có 29 khoản đầu tư vào các công ty, tập đoàn lớn tập trung vào Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Singapore, Indonesia, Việt Nam và Philippines.

Thâm nhập vào lĩnh vực tài chính ngân hàng

Điển hình có khoản đầu tư tại BFI Finance (BFI), là một trong những công ty tài chính lớn và đa dạng nhất ở Indonesia. Thành lập vào năm 1981, công ty tập trung kinh doanh trong việc cung cấp tài chính cho xe ô tô và xe máy cho phân khúc trung và hạ trung của nền kinh tế.

creador quy hua rot 100 trieu usd vao viet nam la ai
BFI Finance (Nguồn: BFI)

Rót tiền vào mảng thời trang

Ngoài ngân hàng, quỹ còn rót tiền lĩnh vực thời trang bằng việc đầu tư vào Bonia, một thương hiệu thời trang hàng đầu Malaysia thống trị trong mảng túi xách sang trọng dành cho phụ nữ.

creador quy hua rot 100 trieu usd vao viet nam la ai
Bonia (nguồn: Internet)

Thành lập vào năm 1974, Bonia có nhiều sản phẩm bao gồm túi xách, giày dép, may mặc và phụ kiện. Tập đoàn này còn có danh mục hàng chục thương hiệu quốc tế trong nước và được cấp phép bao gồm Austin Reed, Pierre Cardin và Valentino Rudy.

Bonia cũng sở hữu quyền thương hiệu nổi tiếng Braun Buffel. Đây là doanh nghiệp có dấu ấn quốc tế rộng rãi về các cửa hiệu và cửa hàng bán lẻ ở các nước Đông Nam Á, Đông Á và Trung Đông. Do đó, Creador kỳ vọng khoản đầu tư này sẽ sinh lời trên 50% trong 3-5 năm tiếp theo.

Lấn sân sang mảng truyền hình, đồ uống

Bên cạnh đó, Creador còn lấn sân sang mảng truyền hình khi mua hơn nửa cổ phần của Media Nusantara Citra, nhà cung cấp dịch vụ truyền hình hàng đầu ở Indonesia với lượng khán giả truyền hình lớn nhất trên RCTI, MNC TV, TV toàn cầu và các kênh truyền hình iNews. Công ty cũng sở hữu đài phát thanh, phương tiện truyền thông, quản lý nhân sự, và các công ty sản xuất truyền hình.

creador quy hua rot 100 trieu usd vao viet nam la ai

“Đại gia” Credor cũng không tiếc tiền mua đứt 7-Eleven ở Malaysia, là nhà khai thác cửa hàng tiện lợi trong suốt 24 giờ tại Malaysia với hơn 70% thị phần dựa theo số lượng cửa hàng đang hoạt động. 7-Eleven đang nhanh chóng mở rộng mạng lưới cửa hàng của mình trên khắp Malaysia để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng giàu có và đa dạng hóa sản phẩm dựa trên nền tảng bán lẻ hiện đại.

creador quy hua rot 100 trieu usd vao viet nam la ai

Thoái vốn thành công với lợi nhuận "khủng"

Trong gần chục năm hoạt động, quỹ Credor chỉ mới rút vốn ra khỏi 6 khoản đầu tư với lợi nhuận ‘khủng” như thương hiệu cà phê trắng nổi tiếng tại Malaysia- Old Town White Coffee, Công ty Repco Home Finance, Công ty Somany Ceramics, Ngân hàng City Union, Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Cholamandalam (Chola) và Tập đoàn GHL.

Năm 2017, Credor rút khỏi GHL Systems Berhad (GHL) bằng việc bán toàn bộ 28,3% cổ phần GHL cho công ty Actis với tỷ lệ sinh lời nội bộ (IRR) tính theo đồng Ringgit Malaysia là 40%. Được biết, Creador mua lại cổ phần của GHL vào tháng 11/2013 với giá 19,7 triệu USD và giá trị này đã tăng nhanh chóng lên 330 triệu USD vào tháng 10/2014.

Trong giai đoạn đầu tư của Creador, doanh thu của GHL đã tăng từ 165 triệu RMB (đồng nhân dân tệ) trong năm 2014 lên 246 triệu RMB vào năm 2016. Thu nhập ròng của công ty cũng tăng gần gấp ba lần lên 18 triệu RMB.

Quỹ Credor quyết định đầu tư vào GHL bởi đây là nhà cung cấp giải pháp thanh toán hàng đầu ở Đông Nam Á, các giải pháp thanh toán tổng thể kết hợp bao gồm thanh toán vật lý và tiền điện tử. Với một bộ giải pháp thanh toán đầy đủ, GHL Systems đã thành công trong việc thiết lập một cơ sở khách hàng ngoài Malaysia bao gồm Philippines và Thái Lan.

Không những rót vốn thành công vào mảng tài chính, qũy này có bỏ túi hàng chục triệu USD khi bán hơn 10% vốn tại Somany Ceramics Limited vào hồi tháng 4/2017, một công ty chuyên sản xuất gạch ốp lát gốm sứ, gạch ốp lát tại Ấn Độ.

creador quy hua rot 100 trieu usd vao viet nam la ai

Trong thương vụ này, Creador đã nhận được khoản lợi nhuận 50,4 triệu USD với IRR là 77%. Creador II đã đầu tư 120 triệu USD vào công ty từ tháng 2/2014 với 13,6% cổ phần.

Đầu tư 100 triệu USD vào Việt Nam, “mở hàng” đầu tiên là Thế giới Di động

Trao đổi với Dealstreet Asia, người sáng lập – CEO của Credor ông Brahmal Vasudevan cho biết: “Chúng tôi rất ấn tượng với sức tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và tinh thần kinh doanh của người Việt Nam. Chúng tôi thấy sự tương đồng với các nước Trung Quốc, Ấn Độ và coi Việt Nam sẽ trở thành nước BRIC tiếp theo (quốc gia có nền kinh tế mới nổi)”.

Mặc dù các khoản đầu tư vượt ra ngoài thị trường hiện tại nhưng Creador có thể xem xét Thái Lan và một số thị trường Đông Nam Á khác.

Creador dự định đầu tư 20% giá trị của quỹ (100 triệu USD trên tổng số 500 triệu USD) vào thị trường Việt Nam trong vòng 3 năm tới và dự kiến sẽ mở văn phòng đầu tiên vào tháng 6 năm nay.

"Mở hàng" đầu tiên cho thương vụ đầu tư tại Việt Nam là việc Alstonia Costata Sdn. Bhd (một thành viên thuộc Công ty đầu tư tập trung Creador) đã đầu tư 994 tỷ đồng (tương đương 43,8 triệu USD) vào nhà bán lẻ điện thoại di động lớn nhất Việt Nam – Thế giới Di động (Mã: MWG) và đây là khoản đầu thư thứ 29 của Quỹ kể từ khi thành lập năm 2011.

creador quy hua rot 100 trieu usd vao viet nam la ai
MWG là khoản đầu tư đầu tiên của Creador vào Việt Nam.

Với dân số trẻ đang phát triển mạnh và thu nhập ngày một tăng, Creador tin tưởng ngành hàng tiêu dùng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lại. MWG nổi bật trong số các công ty, không chỉ thống trị trong lĩnh vực bán lẻ điện thoại, MWG còn dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến với 16% thị phần.

Website của Credor ghi nhận, Thế giới Di động thành lập vào năm 2004, công ty đã phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua. Năm 2007 chỉ có 7 cửa hàng bán lẻ, đã tăng trưởng lên 564 cửa hàng vào năm 2015 và hiện nay có khoảng 1.070 cửa hàng, với thị phần trên 40%.

MWG đã trở thành nhà bán lẻ đồ gia dụng và điện tử tiêu dùng lớn nhất Việt Nam, với 657 cửa hàng quy mô lớn và 285 điểm bán hàng tại TP HCM như một phần trong chiến lược phát triển siêu thị mini mới. Ngoài ra, công ty còn là nhà bán lẻ trực tuyến số một với hơn một triệu khách truy cập website mỗi ngày.

Minh Anh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.