Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 5 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,25%). Điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.
Theo TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), CPI năm 2022 khó giữ được ở mức dưới 4%.
Trong khi người dân ngày càng cảm nhận rõ hơn việc hàng hoá tăng giá, giới phân tích vẫn tương đối lạc quan về chỉ số lạm phát tại Việt Nam. Vậy đâu là lý do của sự chênh lệch này?
Giá xăng dầu tăng cùng giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng là nguyên nhân chính khiến CPI tháng 2 tăng 1% so với tháng trước.
Theo CTCP Chứng khoán KB Việt Nam cho rằng việc giá xăng dầu liên tiếp phá đỉnh sẽ thúc đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 2 tăng 0,6-0,7% so với tháng trước. Trong đó, giá mặt hàng năng lượng, nguyên liệu tăng mạnh, còn các mặt hàng thực phẩm chỉ biến động nhẹ.
Do là tháng giáp Tết Nguyên đán nên nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao khiến CPI tháng 1 tăng 0,19% so với tháng trước và tăng 1,94% so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều chuyên gia kinh tế đang đặt câu hỏi các chính phủ có nên cân nhắc việc ấn định giá đối với những hàng hóa thiết yếu hay không, trong bối cảnh người dân đang phải chi trả nhiều hơn cho thực phẩm, khí đốt, ô tô và dịch vụ. Tình trạng lạm phát chưa có hồi kết giữa bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang tác động lên nhiều nền kinh tế, dù lớn hay nhỏ.
Lạm phát đang gia tăng ở nhiều quốc gia do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, nhu cầu cải thiện sau khi các nền kinh tế mở cửa trở lại và các gói kích thích kinh tế chưa từng có.
Theo ý kiến của các thành viên trong Ban Chỉ đạo điều hành giá, áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn, nhất là khi khủng hoảng năng lượng có thể trở nên trầm trọng, xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược của một số nước lớn sẽ tác động toàn diện đến kinh tế thế giới và trong nước.
Chứng khoán KB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 giảm xuống còn 2,5%. Trong khi, tăng trưởng GDP quý IV dự báo ở mức 5,7%, mức thấp nhất của quý IV từ 2013 cho đến nay.
Dịch COVID-19, giãn cách xã hội tại nhiều địa phương đã kéo tụt nhiều chỉ số kinh tế Việt Nam trong quý III. Lần đầu tiên GDP hàng quý ghi nhận tăng trưởng âm, nhập siêu hơn 2 tỷ USD trong 9 tháng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhất kể từ quý I/2020.