|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

COVID-19 'thổi bay' gần 1.700 tỷ USD của 15 nền kinh tế châu Á, Việt Nam thuộc nhóm thiệt hại ít nhất

10:44 | 27/10/2021
Chia sẻ
Theo một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER), COVID-19 đã khiến tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2020 của 15 nền kinh tế ở châu Á thiệt hại gần 1.700 tỷ USD.

Theo Nikkei Asia, con số trên được JCER tính toán thông qua việc so sánh dự báo GDP năm 2020 đưa ra trước khi đại dịch bùng phát và tăng trưởng thực tế sau đó.

Dựa trên dự báo từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 10/2019, JCER tính toán GDP của 15 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Hong Kong, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Đài Loan.

Theo nhóm nghiên cứu, nếu đại dịch không bùng phát, tổng GDP của các nền kinh tế trên có thể đạt khoảng 29.840 tỷ USD vào năm 2020. Tuy vậy, con số ghi nhận thực tế thấp hơn khoảng 1.680 tỷ USD.

COVID-19 'thổi bay' gần 1.700 tỷ USD của 15 nền kinh tế châu Á, Việt Nam thuộc nhóm thiệt hại ít nhất - Ảnh 1.

COVID-19 gây thiệt hại tới các nền kinh tế châu Á trong năm 2020. (Nguồn: JCER).

Với quy mô lớn nhất châu lục, Trung Quốc là nền kinh tế chịu thiệt hại nhiều nhất trong số 15 nền kinh tế được khảo sát, mất 638 tỷ USD và chỉ tăng trưởng 2,3% trong năm 2020. Ấn Độ cũng bị giáng một đòn nghiêm trọng với mức thiệt hại kinh tế là 480 tỷ USD dù duy trì đà tăng trưởng 6 - 8 % vài năm trước đó. Theo sau là Nhật Bản thiệt hại 162 tỷ USD do lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GDP.

Xét theo cơ cấu ngành, các ngành nghề liên quan đến du lịch chịu tác động nặng nề nhất do đại dịch. JCER đã xem xét số liệu doanh thu từ 16.000 công ty niêm yết tại châu Á trong quý IV/2019, trước khi COVID-19 bùng phát, và quý II/2021.

Trong số đó, doanh số của ngành kinh doanh sòng bạc giảm 53%, ngành hàng không giảm 49%.

Campuchia, đất nước có 20% GDP đến từ du lịch, tổng thiệt hại kinh tế của nước này là 4 tỷ USD. Trong khi đó, thiệt hại đối với GDP Thái Lan lên tới 71 tỷ USD, theo ước tính của JCER. Hãng hàng không Thai Airways thậm chí phải nộp đơn phá sản vào tháng 5/2020.

Trong khi hầu hết quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á chịu thiệt hại do đại dịch, Đài Loan (Trung Quốc) là nền kinh tế duy nhất hưởng lợi. So với dự báo năm 2019, GDP của Đài Loan năm 2020 tăng thêm 44 tỷ USD. Thành công này đến từ sự gia tăng trong nhu cầu sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh, máy chủ khi nhiều người phải học tập, làm việc tại nhà.

Theo Nikkei Asia, GDP châu Á trong nửa đầu năm nay đã phục hồi về gần mức dự báo trước đại dịch, chủ yếu nhờ vào đà phục hồi nhanh tại Trung Quốc và nhân dân tệ tăng giá so với USD. 

Tình hình vẫn còn nhiều thách thức với châu Á. Trong ngắn hạn, sự giảm tốc kinh tế trong quý III là không thể tránh khỏi khi biến chủng Delta bắt đầu lây lan tại nhiều khu vực từ tháng 7.

Các biện pháp bình thường hóa kinh tế đã được triển khai trong tháng 10 nhưng JCER dự báo ảnh hưởng tiêu cực còn kéo dài ít nhất đến năm 2022.

Sự phục hồi trong lĩnh vực du lịch là điều quan trọng, đặc biệt là với Đông Nam Á, nơi hầu hết các nền kinh tế đều phụ thuộc vào du lịch. Hoạt động du lịch xuyên biên giới khả năng phục hồi bằng việc áp dụng hộ chiếu vắc xin và sáng kiến “hộp cát”, hạn chế di chuyển của du khách nước ngoài, đang được thử nghiệm tại Thái Lan và một số quốc gia khác.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Trang

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.