|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Công ty vải Thái Tuấn thế chấp cổ phần và hai lô đất để huy động 300 tỷ đồng trái phiếu

08:26 | 22/05/2021
Chia sẻ
CTCP Tập đoàn Thái Tuấn, nổi tiếng với các sản phẩm vải gấm và vải phi, lụa tơ tằm đã huy động xong 300 tỷ đồng qua trái phiếu.
Công ty vải Thái Tuấn thế chấp cổ phần và hai lô đất để huy động 300 tỷ đồng trái phiếu - Ảnh 1.

Một cửa hàng vải Thái Tuấn. (Nguồn: Doanhnhanplus.vn).

Mới đây, CTCP Tập đoàn Thái Tuấn, một doanh nghiệp dệt may nổi tiếng với thương hiệu gần 30 năm đã huy động xong 300 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 18 tháng. Thời gian đáo hạn vào ngày 12/10/2022 với lãi suất là 11%/năm.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi và không kèm chứng quyền, được đảm bảo bằng 20 triệu cổ phần của Thái Tuấn (200 tỷ đồng) và quyền sử đất trị giá 210 tỷ động tại quận 5 TP HCM và tại tỉnh Long An.

Theo doanh nghiệp, mục đích phát hành để tăng quy mô vốn hoạt động và thực hiện đầu tư vào các chương trình, dự án đầu tư.

Kết quả công bố, có đến 57 nhà đầu tư cá nhân trong nước đã hấp thụ 257,8 tỷ đồng trái phiếu trên, còn lại là một nhà đầu tư tổ chức trong nước. Bên đứng ra thu xếp cho thương vụ này là CTCP Chứng khoán Bảo Việt.

Về công ty Thái Tuấn, thương hiệu của công ty có lẽ không còn xa lạ với người Việt khi là doanh nghiệp có tiếng về các sản phẩm vải gấm và vải phi, lụa tơ tằm,...

Tính đến tháng 11/2020, vốn điều lệ của doanh nghiệp này là 380 tỷ đồng.

Ông Thái Tuấn Chí (sinh năm 1963) là nhà sáng lập và đã có nhiều năm ngồi chiếc ghế chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc. Sau đó, tháng 10/2020, ông Chí chuyển giao vị trí tổng giám đốc cho ông Trần Hoài Nam (sinh năm 1983).

Vào năm 2018, ông Thái Tuấn Chí cho biết thị phần vải thời trang của Thái Tuấn chiếm khoảng 25% trên tổng dung lượng thị trường vải nội địa vào thời điểm đó. Đồng thời, Thái Tuấn còn đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều nước châu Á và các nước Trung Đông. 

Với doanh thu hàng năm tăng trưởng bình quân 15%, trong đó giá trị mang về từ xuất khẩu chiếm khoảng 50%. Lúc đó ông Chí cho biết trong vòng 5 năm tới, doanh thu sẽ tiếp tục tăng và mang lại giá trị cao gấp ba lần hiện tại.

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.