|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Công ty ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn hợp tác cải tạo nhà ga Sài Gòn

21:55 | 25/02/2018
Chia sẻ
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương về việc xã hội hóa cải tạo nhà ga đường sắt Sài Gòn.
cong ty ong johnathan hanh nguyen muon hop tac cai tao nha ga sai gon Ông Johnathan Hạnh Nguyễn đóng thuế gần 2.000 tỉ đồng
cong ty ong johnathan hanh nguyen muon hop tac cai tao nha ga sai gon Giữ nguyên hay dời ga Sài Gòn khỏi nội thành?
cong ty ong johnathan hanh nguyen muon hop tac cai tao nha ga sai gon
SASCO muốn hợp tác cải tạo nhà ga Sài Gòn với tổng kinh phí khoảng 15 tỷ đồng.

Theo Tổng công ty Đường sắt, tiêu chí chính để lựa chọn nhà đầu tư là ưu tiên doanh nghiệp có thương hiệu quốc gia về phục vụ hành khách; cam kết cùng Tổng công ty quản lý, khai thác kinh doanh công trình đầu tư theo đúng mục đích sử dụng, ưu tiên phục vụ khách đi tàu.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét ủy quyền cho HĐTV Tổng công ty phê duyệt phương án sử dụng tổng mặt bằng, phương án cải tao, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư và ký hợp đồng cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt có điều kiện tòa nhà ga Sài Gòn với đối tác được lựa chọn.

Trong một diễn biến mới đây, Công ty Cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) - nơi ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch HĐQT - đã đề nghị cùng với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cải tạo toàn bộ mặt bằng tầng 1, tầng 2 ga Sài Gòn cho phù hợp với mục đích kinh doanh phục vụ nhu cầu của khách đi tàu (cửa hàng bán lẻ, cửa hàng café, nhà hàng ăn uống, phòng khách) và tác nghiệp hành khách (bán vé, khu vực đợi tàu) với tổng kinh phí khoảng 15 tỷ đồng.

Theo đó, SASCO sẽ trả cho Tổng công ty Đường sắt khoảng 2 tỷ đồng/năm để được sử dụng toàn bộ mặt bằng nhà ga trong thời gian 5 năm kể từ khi hoàn tất việc sửa chữa.

Công trình ga Sài Gòn được sửa chữa lớn năm 2006, có tổng diện tích khoảng 3.000 m2, gồm 2 tầng hiện đang xuống cấp, không đảm bảo tiện nghi, phục vụ hành khách đi tàu. Hiện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang giao Chi nhánh Khai thác đường sắt Sài Gòn quản lý khai thác làm phòng đợi tàu, cho thuê văn phòng làm việc, kiot bán hàng, đặt cây ATM với tổng doanh thu khoảng 2,32 tỷ đồng/năm.

SASCO hiện là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thương mại tại sân bay lớn nhất cả nước với các nguồn thu chính gồm: kinh doanh hàng miễn thuế, dịch vụ phòng khách sân bay, bán lẻ tại trung tâm thương mại…

Theo báo cáo tài chính quý IV/2017 của SASCO, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý IV đạt 668 tỷ đồng, tăng trưởng 17%.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu là doanh thu hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế (đóng góp 352 tỷ đồng), doanh thu hoạt động phòng khách (94 tỷ đồng), doanh thu hàng hóa tại trung tâm thương mại và các chi nhánh khác (92 tỷ đồng).

Trong khi đó, doanh thu hoạt động tài chính giảm khá mạnh so với quý IV/2016, từ 120 tỷ xuống chỉ còn 20 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là kỳ này SASCO không còn nhận được lợi nhuận từ chuyển nhượng vốn như cùng kỳ năm trước.

Lệ Trần