|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Công nghệ chế biến nông sản Việt chỉ đạt mức trung bình thế giới

20:58 | 19/10/2018
Chia sẻ
Công nghệ chế biến nông sản của Việt Nam chỉ đạt mức trung bình của thế giới, không theo kịp sản lượng sản xuất trong nước.
cong nghe che bien nong san viet chi dat muc trung binh the gioi Hàng loạt nông sản Việt Nam 'dính đòn' cung vượt cầu, giá chạm đáy nhiều năm
cong nghe che bien nong san viet chi dat muc trung binh the gioi
Chế biến cơm dừa nạo sấy tại một doanh nghiệp ở tỉnh Bến Tre. Ảnh: Trung Chánh

Tại hội nghị “Đánh giá năng lực và thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp khu vực phía Nam” được tổ chức tại tỉnh Tiền Giang vào chiều hôm nay, 19-10, ông Nguyễn Quốc Toản, quyền Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản cho rằng công nghệ chế biến nông sản của Việt Nam chỉ đạt mức trung bình của thế giới, dù vẫn có một số ngành hàng có công nghệ chế biến hiện đại như lúa gạo, điều, tôm, cá.

Đi sâu vào từng ngành hàng, ông Toản cho biết, đối với ngành lúa gạo, cả nước hiện có 580 cơ sở xay xát quy mô công nghiệp với công suất 10 triệu tấn sản phẩm/năm.

Đối với ngành rau quả, sản lượng sản xuất cả nước đạt trên 25 triệu tấn/năm, nhưng hiện chỉ có 150 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp tập trung với tổng công suất thiết kế chỉ 1 triệu tấn sản phẩm/năm.

Tương tự với ngành hàng thủy sản, sản lượng sản xuất cả nước đạt 7 triệu tấn vào năm 2017, nhưng chế biến chỉ đạt 4,5 triệu tấn.

Các ngành hàng còn lại như cà phê, gỗ, công nghiệp chế biến mủ cao su… nhìn chung cơ sở chế biến vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Riêng với ngành điều, hiện công xuất chế biến đạt tới 1,5 triệu tấn sản phẩm/năm, nhưng nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 475.000 tấn (chiếm 32%) và phải nhập khẩu thêm trên 1 triệu tấn để chế biến xuất khẩu.

Theo ông Toản, cả nước hiện đã hình thành và phát triển được một hệ thống công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản với công suất thiết kế 100 triệu tấn nguyên liệu/năm; trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ, thì hiện nay khâu sản xuất Việt Nam đã đảm bảo, “nhưng chúng ta phải đặt câu hỏi sản xuất bán ở đâu và chất lượng ra sao?”, ông nêu vấn đề và nói rằng công nghiệp chế biến phải phục vụ cho sản xuất nông, lâm, thủy sản để tăng giá trị và đạt kết quả tốt nhất.

Theo ông Nam, trong năm 2018, nhiều khả năng kim ngạch xuất khẩu ngành nông, lâm, thủy sản sẽ vượt 40 tỉ đô la Mỹ, tăng khá mạnh so với con số 36,2 tỉ đô la của năm ngoái.

Xem thêm

Trung Chánh