|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cơn sốt vật phẩm ảo và những lo ngại về bảo mật tác phẩm

11:05 | 01/04/2021
Chia sẻ
Cơn sốt NFT dường như chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và mới đây, tờ CNN đã chỉ ra một số vấn đề lớn của nền tảng giao dịch tiền ảo này.

Trong vài tuần trở lại đây, trên mạng internet tràn ngập các thông tin về NFT(non-fungible tokens, tạm dịch: vật phẩm ảo), với việc nhiều người sẵn sàng bỏ hàng chục nghìn USD để sở hữu.

Mới đây, họa sĩ Beeple đã bán một sản phẩm NFT với giá hơn 69 triệu USD. Đoạn tweet đầu tiên của nhà sáng lập Twitter Jack Dorsey cũng có giá lên đến 2,9 triệu USD. Từ âm nhạc cho tới giấy vệ sinh, tất cả đều đã nhảy vào thị trường NFT.

Tuy nhiên, công nghệ mới nổi nào cũng có những mặt trái. Điều này khiến các cuộc tranh luận nổ ra, khiến mọi người chia thành hai nhóm ủng hộ và phản đối.

Con dao hai lưỡi

Bằng cách gắn giá trị vào các vật phẩm thường chỉ xuất hiện trong thế giới ảo, NFT đã mang lại nhiều lợi ích cho các nghệ sĩ số.

"Từ trước cho tới nay, tôi không thể tin những thứ mình làm lại có thể đẻ ra tiền. Nghệ thuật số đã thay đổi điều đó", Osinachi, một nghệ sĩ đến từ Nigeria, người đã tạo NFT từ Microsoft và gần đã bán được chân dung của cầu thủ bóng rổ Kobe Bryant với giá 28.077 USD.

Tuy lợi ích là thế nhưng luôn có những vấn đề phát sinh đi kèm.

NFT và những vấn đề cực kỳ đáng lo ngại - Ảnh 1.

Tác phẩm số của Osinachi. (Ảnh: CNN).

Đầu tháng này, một nghệ sĩ số tên Corbin Rainbolt tìm thấy ít nhất 2 tác phẩm của mình bị bán dưới hình thức NFT mà chưa được sự đồng ý của anh. Rainbolt đã chặn các tài khoản đó nhưng không rõ liệu còn bao nhiêu tài khoản tương tự.

Rainbolt thường chia sẻ các tác phẩm tranh về thời tiền sử của mình lên mạng xã hội nhưng gần đây, ông buộc phải xoá hết chúng và đăng lại với các chữ ký ở trên ảnh để ngăn tác phẩm bị đánh cắp lần nữa.

Trường hợp của Rainbolt đã nhấn mạnh một trong những vấn đề chính của NFT, là bất kỳ ai cũng có thể yêu cầu tạo dấu vết kỹ thuật số cho một tấm ảnh, bức tranh, kể cả khi họ không phải người làm ra chúng. Và khi các giao dịch trên blockchain không yêu cầu mọi người đính kèm tên thật hoặc danh tính vào các giao dịch, việc truy dấu sẽ càng gặp khó khăn đối với tác giả bị đánh cắp.

Theo Rebecca Silverhart, một luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ tại Toronto, việc thực thi các quyền và luật pháp trên blockchain cực kỳ khó khăn vì hầu hết mọi người đều ẩn danh, không thể biết đúng người để có thể kiện.

Dĩ nhiên, nhiều nghệ sĩ cũng có thể dùng NFT để xác thực tác phẩm số của họ nhưng kể cả như vậy, họ vẫn chưa thể khẳng định được tính sở hữu thực tế lên tác phẩm của mình. 

"Phải có một cách khác để xác thực quyền sở hữu trong quá trình tạo ra NFT, có lẽ đây là phần quan trọng của vấn đề", Neil Daswani, giám đốc chương trình Chứng nhận Bảo mật Nâng cao thuộc đại họic Stanford cho hay.

Các nền tảng như OpenSea hay Nifty Gateway cũng cấp cơ hội khiếu nại bản quyền trong điều khoản dịch vụ, nhưng trong trường hợp thiếu một nhãn hiệu chính thức, việc chứng minh bản thân tạo ra một thứ gì trước ai đó trên internet là vô cùng khó khăn.

NFT cũng có thể bị hack

Ngoài vấn đề về tính xác thực, nền tảng Nifty Gateway cũng nhận được nhiều khiếu nại về việc các NFT trị giá hàng ngàn USD bị đánh cắp. Tuy nhiên người phát ngôn của Nifty Gateway nói rằng chỉ một lượng nhỏ người dùng đã bị ảnh hưởng.

"Các phân tích của chúng tôi đang được thực hiện nhưng đánh giá ban đầu chỉ ra các tác động không hề lớn. Những tài khoản áp dụng 2FA (bảo mật 2 lớp) và đăng nhập qua thông tin tài khoản hợp lệ đều đang an toàn. Chúng tôi khuyến khích người dùng sử dụng 2FA trên nền tảng và không dùng lại mật khẩu cũ", người đại diện Nifty Gateway nói.

Điều này chỉ ra một sự thật quan trọng nữa của NFT, chúng có thể bị hack như email hoặc bất cứ tài khoản online nào khác.

NFT và những vấn đề cực kỳ đáng lo ngại - Ảnh 2.

NFT hoàn toàn có thể bị hack. (Ảnh: CNN).

"Chẳng có thứ gì trong NFT hoặc blockchain có thể chống lại nạn trộm cắp. Nhiều người cứ nghĩ blockchain là một thứ cao siêu nhưng nếu bạn muốn giữ tiền, bạn phải có tài khoản ngân hàng... nếu bạn muốn giữ NFT, bạn phải có tài khoản NFT và nếu không có gì bảo vệ mật khẩu, bạn sẽ mất trắng", Eric Cold, cựu hacker CIA, từng làm bảo mật an ninh mạng dưới thời Tổng thống Obama cho biết.

NFT và những vấn đề cực kỳ đáng lo ngại - Ảnh 3.

Việc đào tiền ảo tiêu thụ rất nhiều điện, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái toàn cầu. (Ảnh: CNN).

"Nếu ai đó vào được tài khoản NFT của bạn, thực hiện giao dịch chuyển hết NFT sang cho họ sở hữu... bạn sẽ không làm được gì cả, không có cơ quan chức năng nào giúp được bạn", ông Eric nói thêm.

Sự bùng nổ gần đây của NFT đã chỉ ra nhiều điểm dễ tổn thương trên các giao dịch này. Ông Daswani cho rằng những công nghệ mới thường rất dễ bị tổn thương ở giai đoạn đầu phát triển.

Nhiều người đã bắt đầu lên tiếng cảnh báo về các vấn đề về ảnh hưởng của NFT lên môi trường. Một ví dụ về etherum - một loại tiền ảo được sử dụng chủ yếu để tạo và giao dịch NFT, hiện tại tiêu thụ điện bằng cả nước Ireland, theo CNN.

Vượng Phát

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến mục tiêu GDP của Việt Nam?
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Từ đó, nhiều nền kinh tế phát triển trong đó có Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam.