|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cơn bão Usagi đe dọa tới sản lượng cà phê, dầu khí của Việt Nam

19:57 | 23/11/2018
Chia sẻ
Vụ thu hoạch cà phê và hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi của Việt Nam đang bị đe doạ từ cơn bão nhiệt đới Usagi, hướng từ biển Đông đến vùng trồng cà phê Tây Nguyên.

"(Usagi) sẽ bắt đầu ảnh hưởng tới các hoạt động dầu và khí đốt ngoài khơi bờ biển miền Trung và miền Nam; và tất cả các đơn vị phải cảnh giác khi cơn bão đang phát triển", Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, cho biết trong một tuyên bố hôm 23/11 .

Với tốc độ gió duy trì lên đến 100 km một giờ, bão sẽ gây ra mưa lớn tới 500mm ở các khu vực ven biển trải dài từ trung tâm thành phố Huế đến tỉnh Bình Thuận và Tây Nguyên, theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia.

con bao usagi de doa toi san luong ca phe dau khi cua viet nam
Ảnh: Business Recorder.

Tây Nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất của Việt Nam, nơi đang diễn ra hoạt động thu hoạch vụ mùa 2018 - 2019.

"Chúng tôi lo ngại những cơn mưa lớn do bão gây ra sẽ tàn phá vụ thu hoạch cà phê", ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam, cho biết.

Các thương lái ước tính, nông dân đã thu hoạch gần 40% hạt cà phê và vụ thu hoạch sẽ kết thúc vào cuối tháng 12.

Hôm thứ Sáu (23/11), chính phủ đã yêu cầu chính quyền địa phương sẵn sàng di tản người dân khỏi các khu vực dễ bị lũ lụt và sạt lở đất, đồng thời chỉ thị các tàu thuyền tìm nơi trú ẩn.

Với bờ biển dài, Việt Nam dễ bị bão nhiệt đới phá hoại. Thiên tai như lũ lụt và lở đất do bão gây ra đã khiến 389 thiệt mạng trên cả nước trong năm ngoái.

Ít nhất 19 người đã bị giết bởi một cơn bão nhiệt đới tuần trước tại thành phố nghỉ mát phía nam Nha Trang.

Bão Usagi, được biết đến là cơn Bão số 9, được dự báo sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi đi vào bờ biển phía đông nam Việt Nam vào tối thứ Bảy (24/11), với vận tốc gió kéo dài 60 kph.

Lyly Cao

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.