Cơ sở nào để HDBank mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng kép 40%/năm giai đoạn 2017-2021?
Sau niêm yết, Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank - Mã: HDB) đề ra kế hoạch phát triển trong 5 năm tới với mục tiêu tăng thị phần thông qua khai thác các hệ sinh thái khách hàng tiêu dùng tại Việt Nam.
Cụ thể, đến năm 2021, mạng lưới dự kiến tăng lên 400 chi nhánh; 12.474 điểm giao dịch và khoảng 15 triệu khách hàng.
HDBank cho hay sẽ tập trung vào cả kênh truyền thống và ngân hàng số, tìm kiếm khách hàng thông qua phân tích dữ liệu lớn (big daa); mở rộng tài trợ chuỗi cung ứng, gói sản phẩm như thế chấp, cho vay ô tô, thẻ tín dụng, CASA, bảo hiểm nhân thọ. HDBank nhận thấy tiềm năng tăng trưởng tại hệ sinh thái bán lẻ của các công ty trong Tập đoàn Sovico và các đối tác Ngân hàng như Vinamilk, Saigon Coop, CP… để có thể thúc đẩy tăng trưởng khách hàng cá nhân.
6 mảng kinh doanh chủ đạo
Nhằm mở rộng dịch vụ cho khách hàng, HDBank xác định 6 mảng kinh doanh chủ đạo gồm (1) tài chính tiêu dùng, thực hiện bán chép và mở rộng cơ sở khách hàng; (2) quản lý tài sản/ngân hàng ưu tiên với kế hoạch mở các trung tâm ngân hàng ưu tiên tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng trong năm 2018; (3) Ngân hàng số với các sản phẩm, truy cập dịch vụ 24/7;
(4) ngân hàng giao dịch quản lý tiền mặt trong đó có mở rộng mạng lưới trung tâm khách hàng SME; (5) bảo hiểm nhân thọ, ký thỏa thuận bancassurance độc quyền 10 năm với Dai-chi vào năm 2015, tập trung các sản phẩm cho phân khúc thu nhập trung bình; (6) bảo hiểm phi nhân thọ: thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ vào năm 2018, khách hàng mục tiêu là khách hàng vay mua xe máy và mua nhà hiện đang sử dụng bảo hiểm của bên thứ ba.
Đối với phát triển ngân hàng số, dự kiến giai đoạn 2017-2019, HDBank đầu tư khoảng 30 triệu USD cho mảng ngân hàng số gồm an ninh mạng, trang thiết bị mạng lưới, hệ thống máy chủ và lưu trữ, trung tâm dự liệu mới ở TP HCM, nền tảng ngân hàng số và quản lý thẻ.
Bên cạnh đó, HDBank nâng cấp hệ thống core banking thông qua triển khai đầu tư mới để đáp ứng tổng số giao dịch mỗi ngày lên đến 70.000 giao dịch và cơ sở dữ liệu cho 15 triệu khách hàng.
Tăng trưởng dư nợ bình quân 30%/năm giai đoạn 2017-2021
Trong năm 2018, HDBank dự kiến tỷ lệ cổ tức lên đến 15%, tỷ lệ phát hành cổ phiếu thưởng trên vốn điều lệ là 20%.
Giai đoạn 20271-2021, HDBank dự kiến tổng tài sản tăng trưởng bình quân 25%/năm, tổng huy động 26%/năm, dư nợ 30%/năm, vốn điều lệ 5%/năm, tổng vốn chủ sở hữu 20%/năm.
Đồng thời lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng trưởng kép khoảng 40%/năm, mục tiêu 2021 đạt 9.300 tỷ đồng.
Để cải thiện khả năng sinh lời, HDBank tăng tỷ lệ CASA từ 13% cuối năm 2017 lên 20% trước năm 2021. Tăng tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động (LDR) (không gồm HDSaison) từ 79% lên 84%. Thu nhập lãi thuần tăng theo thời gian của danh mục cho vay, hiện tại cấu trúc lãi suất của ngân hàng năm đầu ở mức thấp và cố định, hai năm sau áp dụng lãi suất thả nổi theo lãi suất huy động cộng thêm 3,5-4,5%.
Để tăng thu nhập phi lãi, HDBank tăng thu phí thường niên quản lý tài khoản, khách hàng HD Saison phải mở tài khoản tại hbd để được giải ngân khoản vay.
Ngoài ra, Ngân hàng tận dụng bán chéo sản phẩm, dự kiến 30% khách hàng Vietjet sẽ có tài khoản tại HDBank đến năm 2021. Bảo hiểm du lịch Op-Out cho khách hàng Vietjet 2 USD/người/chuyến, ước tính đến 2020, Vietjet có 20 triệu khách hàng. Để quản lý chi phí hiệu quả, HDBank mục tiêu giảm từ 54% năm 2017 còn 45% năm 2021 tỷ lệ chi phí trên thu nhập.
Quý I/2018, HDBank đạt dư nợ cho vay 120.907 tỷ đồng, tăng trên 28% so với cùng kỳ năm 2017; huy động vốn 170.706 tỷ đồng, tăng 15,7%. Lợi nhuận trước thuế 1.045 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ.
Nguồn: HDBank |