|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu VND của VNDirect giảm sâu, khớp lệnh kỷ lục gần 106 triệu cp

15:15 | 06/07/2023
Chia sẻ
Mở đầu phiên chiều 6/7, áp lực bán dâng cao, cổ phiếu VND của Chứng khoán VNDirect có thời điểm chạm giá sàn còn 17.950 đồng/cp.

Kết phiên 6/7, cổ phiếu VND giảm 6,5% xuống còn 18.050 đồng/cp với tổng khối lượng giao dịch đạt gần 106 triệu đơn vị, với tổng giá trị hơn 1.950 tỷ đồng. Đây là mức thanh khoản kỷ lục mà VND đạt được kể từ khi lên niêm yết trên sàn chứng khoán, vượt qua khối lượng khớp lệnh 72,1 triệu cổ phiếu đạt được trong phiên 19/5.

Cũng ghi nhận trong phiên giao dịch ngày hôm nay, khối ngoại bán ròng khoảng 800.000 cp VND qua kênh khớp lệnh khi mua ròng 1,56 triệu cp và bán ra 2,36 triệu cp.

Trở lại với cổ phiếu VND, trước khi giảm mạnh trong phiên hôm nay, VND có xu hướng giao dịch lình xình trong vùng giá 19.000 - 20.000 đồng/cp, sau nhịp tăng từ đầu tháng 5. Với mức giá hiện tại 18.050 đồng/cp, VND đã tăng gần gấp đôi so với đáy 9.900 đồng/cp giữa tháng 11/2022.

Diễn biến giá cổ phiếu VND theo ngày từ tháng 11/2022. (Nguồn: VNDirect).

Thông tin về hoạt động kinh doanh, đại hội được VNDirect tổ chức gần đây thông qua kế hoạch tăng vốn mạnh khi dự kiến phát hành riêng lẻ và chào bán hơn 523 triệu cổ phiếu, với thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2023 hoặc 2024, sau khi có chấp thuận của UBCKNN.

Cụ thể, chào bán riêng lẻ gần 243,57 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với mức giá không thấp hơn giá bình quân đóng cửa 10 phiên liên tiếp trước ngày Hội đồng Quản trị thông qua nghị quyết về việc triển khai chào bán cổ phiếu riêng lẻ; chào bán gần 24,36 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp và phát hành 12,18 triệu cổ phiếu thưởng cho người lao động; chào bán 243,57 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 10:2) với mức giá 10.000 đồng/cp. 

Diệu Nhi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.