|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán châu Á 'đỏ lửa' trong bối cảnh căng thẳng thương mại, Hang Seng mất hơn 400 điểm

17:03 | 23/05/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán châu Á lao dốc trong phiên 23/5 khi các nhà đầu tư lo lắng về căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc hỗn loạn khi Shanghai Composite giảm 1,36% xuống còn khoảng 2.852,52 điểm và Shenzen Composite mất 2,4% xuống còn khoảng 1.503,37 điểm. Tại Hong Kong, Hang Seng giảm 1,73%.

Bên cạnh đó, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 0,62%, đóng cửa ở mức 21.151,14 điểm. Cổ phiếu của tập đoàn Softbank giảm mạnh 5,3% sau một nguồn tin từ Reuters cho biết nhân viên Bộ Tư pháp Mỹ đã khuyến nghị chặn thỏa thuận giữa T-Mobile và đối thủ Sprint. Chỉ số Topix cũng giảm 0,36% để kết thúc ngày giao dịch ở mức 1.540,58 điểm. 

Tại Hàn Quốc, Kospi giảm 0,26%, đóng cửa ở mức 2.059,59 điểm, trong khi ASX 200 của Úc giảm 0,29% để kết thúc ngày giao dịch ở mức 6,491,8 điểm. 

Trong khi đó, tại Ấn Độ, Nifty 50 đã tăng 0,7% sau khi đạt mức cao kỷ lục mới. Kết quả bầu cử tại quốc gia này cũng sắp được công bố, song kết quả các cuộc thăm dò đều cho thấy không có bất ngờ nào xảy ra, và đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của Thủ tướng Narendra Modi có thể lặp lại thành tích sau 5 năm.

Chứng khoán châu Á đỏ lửa trong bối cảnh căng thẳng thương mại, Hang Seng mất hơn 400 điểm - Ảnh 1.

Diễn biến chứng khoán châu Á phiên 23/5. Nguồn: CNBC

Nhà đầu tư vẫn tích cực theo dõi các thông tin liên quan đến lệnh cấm của Mỹ đối với Tập đoàn Huawei. Hôm 21/5, Bộ Thương mại Mỹ đã cho phép Huawei được mua hàng hóa do Mỹ sản xuất để duy trì hoạt động cho các nhà mạng hiện tại, theo Reuters. 

Việc nới lỏng lệnh cấm trên có hiệu lực trong 90 ngày, cho thấy những thay đổi trong chuỗi cung ứng của Huawei có thể gây hậu quả ngay lập tức. "Gã khổng lồ" viễn thông Trung Quốc vẫn bị hạn chế mua các bộ phận và linh kiện của Mỹ để sản xuất các sản phẩm mới mà không có sự cho phép từ Mỹ.

Sau thời hạn kể trên, Bộ Thương mại Mỹ sẽ tiếp tục đánh giá xem có nên nới lỏng lệnh cấm thêm 3 tháng tiếp theo hay không.

Tuy nhiên, cổ phiếu của các nhà cung cấp linh kiện cho Huawei vẫn không tránh khỏi sự sụt giảm trong bối cảnh bất ổn đang diễn ra.

Tại Đài Loan, cổ phiếu của Foxconn giảm hơn 3%. Luxshare Precision Industry giảm 5,9%, trong khi nhà sản xuất chip Hàn Quốc SK Hynix cũng giảm 1,31%. Tại Hong Kong, Sunny Quang, nhà sản xuất ống kính điện thoại thông minh, đã chứng kiến cổ phiếu giảm mạnh hơn 7% kết phiên giao dịch.

Trong khi đó, cổ phiếu của Samsung Electronics - đối thủ cạnh tranh chính của Huawei trong phân khúc điện thoại thông minh - tăng 0,8% trong ngày. Cổ phiếu này đã tăng hơn 6% trong tuần này, kể từ thứ Năm, khi các nhà đầu tư cho rằng công ty có thể hưởng lợi từ trong vấn đề của Huawei. 

Anh Túc

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.