|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

VN-Index vững mốc 1.280 điểm

15:00 | 27/03/2024
Chia sẻ
Cổ phiếu dầu khí, thép là điểm đến của dòng tiền đầu phiên sáng nay với nhiều mã giao dịch tích cực. Cổ phiếu ngân hàng tác động tiêu cực lên thị trường.

Đóng cửa, VN-Index tăng 0,88 điểm (0,07%) lên 1.283,09 điểm, HNX-Index tăng 0,82 điểm (0,34%) đạt 242,85 điểm, UPCoM-Index giảm 0,02 điểm (0,03%) xuống 91,18 điểm.

Diễn biến tích cực tại nhóm vốn hóa vừa và nhỏ là nhân tố giữ nhịp thị trường trong phiên hôm nay. VN-Index chốt phiên tại mốc 1.283,09 điểm tăng nhẹ 0,88 điểm so với phiên trước đó. Cuối phiên chỉ số vẫn chưa vượt được mốc 1.285 điểm do xu hướng chính của thị trường vẫn là phân hóa.

Thanh khoản trên toàn thị trường đạt gần 26.620 tỷ đồng, tương đương hơn 1,05 tỷ cổ phiếu được giao dịch trong phiên hôm nay. Giá trị khớp lệnh trên HOSE đạt hơn 19.500 tỷ đồng, giảm gần 3% so với phiên trước. Cổ phiếu ngân hàng là nhóm ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index.

Thống kê cho thấy một nửa số cổ phiếu trong ngành dừng trong sắc đỏ, dù mức giảm không quá lớn. EVF giảm mạnh nhất với tỷ lệ 1,8% về 16.700 đồng/cp, kế đó PGB giảm 1%, TCB, NVB, BID, SGB, VIB, LPB, VCB, SSB, … giảm nhẹ quanh tham chiếu.

Trong khi đó, cổ phiếu bán lẻ trở thành tâm điểm hút tiền với nhiều mã vốn hóa nhỏ tăng trần như PIV, VTV, PCH. Ngoài ra, MWG giao dịch khởi sắc khi tăng 4,2% lên 50.700 đồng/cp, MSN đóng cửa tăng 1,9% trong khi DGW xanh nhẹ trên tham chiếu.

Liên quan đến giao dịch NĐT nước ngoài, họ duy trì xu hướng bán ròng trên HOSE với quy mô hơn 1.960 tỷ đồng phiên hôm nay. Trong đó hoạt động rút vốn chủ yếu tập trung ở MSN với hơn 1.078 tỷ đồng. Ngoài ra, các mã bị khối ngoại bán ròng còn có VIX (177 tỷ đồng), VHM (135 tỷ đồng), GEX (118 tỷ đồng), …

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 3,56 điểm (0,28%) về 1.278,65 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng 0,02 điểm (0,01%) đạt 242,05 điểm, UPCoM-Index tăng 0,1 điểm (0,11%) lên 91,3 điểm.

Càng về cuối phiên, áp lực bán diễn ra mạnh hơn tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như ngân hàng, bất động sản khiến hai chỉ số chính sàn HOSE nới rộng đà giảm. VN-Index lui về dưới mốc 1.280 điểm. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có phần khởi sắc hơn, đặc biệt trên sàn HNX và thị trường UPCoM.

Chuyển động nhóm “bank” ảnh hưởng tiêu cực nhất lên thị trường trong phiên sáng nay với nhiều cổ phiếu chịu áp lực điều chỉnh như EVF (-1,8%), VIB (-1,4%), TCB (-1,3%), PGB (-1%), VPB (-1%), BVB (-0,9%), CTG (-0,9%), MBB (-0,8%), … Cổ phiếu bất động sản giao dịch phân hóa với HPX giảm 3,5% xuống 8.010 đồng/cp, tương tự KBC, GVR, CEO, VRE, KDH, PDR, L14 mất hơn 1% thị giá.

Chiều ngược lại, QCG có phiên tăng trần thứ 3 liên tục, cùng với VPH duy trì sắc xanh với tỷ lệ 2,8%. Một số mã xanh nhẹ trên tham chiếu như HDC, HDG, HQC, DXS, CII.

Thanh khoản thị trường ghi nhận suy giảm trong phiên sáng nay, với khối lượng giao dịch cả phiên đạt gần 507,3 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 12.650 tỷ đồng, trong đó giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt 9.075 tỷ đồng, giảm 8% so với phiên trước.

Tính đến 11h00, VN-Index giảm 2,19 điểm (0,17%) về 1.280,02 điểm, VN30-Index giảm 2,42 điểm (0,19%) còn 1.283,81 điểm. VN-Index giao dịch lình xình với thanh khoản thấp, chỉ số hiện đang nhúng xuống vùng giá đỏ do sức ép điều chỉnh từ một số bluechips như GVR, VRE, VIB, CTG, TCB, ACB, VPB, TPB, STB, …

Thanh khoản thị trường tiếp tục suy yếu với giá trị khớp lệnh trên HOSE tính đến hiện tại đạt gơn 7.500 tỷ đồng, giảm gần 10% so với phiên trước.

Tính đến 9h45, VN-Index tăng 3,12 điểm (0,24%) lên 1.285,33 điểm, HNX-Index tăng 1,43 điểm (0,595) đạt 243,46 điểm, UPCoM-Index tăng 0,03 điểm (0,03%) lên 91,23 điểm.

Duy trì diễn biến hồi phục của phiên trước, VN-Index mở cửa phiên sáng nay tăng hơn 4 điểm. Theo quan sát, nhóm dầu khí là điểm đến của dòng tiền đầu phiên sáng nay với nhiều mã giao dịch tích cực như PVB tăng 3,3% lên 24.700 đồng/cp, PVC và TDG lần lượt tăng 2,7% và 2,3%. Ngoài ra, PSH, PVD, GAS, OIL, BSR, PVT, PVS tăng 0,6 - 2%.

Cổ phiếu họ thép cũng bứt tốc ngay từ đầu phiên với SMC, KVC lộ sắc tím trần, HSG bật tăng 4,5% lên 24.550 đồng/cp, VGS (+3,7%), TLH (+2,8%), PAS (+2,4%), NKG (+2,1%), TVN (+1,6%), HPG (+1,6%), ...

Là nhóm nhạy cảm với diễn biến thị trường chung, cổ phiếu của công ty chứng khoán cũng lan tỏa sắc xanh với VUA, AAS, BMS, CSI, TVS tăng hơn 2%. Sắc xanh nhẹ cũng được chứng kiến ở TCI, SHS, MBS, VIX, EVS, HBS, PSI, VND, HCM, SSI, ... Duy nhất một mã trong ngành đang giao dịch dưới ngưỡng tham chiếu là DSC với tỷ lệ giảm là 0,4%.

Tại thị trường quốc tế, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm điểm trong phiên giao dịch vừa qua khi thị trường chờ đợi một số dữ liệu kinh tế quan trọng. 

Theo CNBC, trong phiên giao dịch ngày 26/3, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 31 điểm, tương đương 0,08%, xuống 39.282 điểm. Chỉ số S&P 500 sụt 0,28% xuống còn 5.204 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite mất 0,42% và đóng cửa ở mức 16.316 điểm.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.