|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm ngày 13/7: BID, VCI, POW, KBC, SZC

15:27 | 12/07/2020
Chia sẻ
Nhận định về một số cổ phiếu tâm điểm được các công ty chứng khoán đưa ra gồm BID, VCI, POW, KBC, SZC.

BID - Dòng tiền chủ động trở lại hỗ trợ đường giá tiếp diễn xu thế tăng ngắn hạn

Cổ phiếu tâm điểm ngày 13/7: BID, VCI, POW, KBC, SZC - Ảnh 1.

Ảnh: Ánh Hường

CTCP Chứng khoán FPT (FTS)

Điểm nhấn kĩ thuật: 

- BID xác nhận đáy giá mới trên kênh xu hướng tăng giá dài hạn. 

- Biến động giá BID vẫn đang tiếp diễn đà tăng trên kênh xu hướng song song. 

- Cặp đường xu hướng EMA 20 – 60 phiên xác nhận vai trò hỗ trợ, MACD ghi nhận tín hiệu báo mua ngắn hạn. 

- Mục tiêu cho đà tăng ngắn hạn được xác định tại mốc giá 46,6

Phân tích:

Áp lực bán ròng từ khối ngoại trong giai đoạn nửa cuối tháng 6/2020 được đánh giá là nguyên nhân chính khiến BID đối diện với áp lực hiệu chỉnh sâu về cặp đường xu hướng EMA 20 và 60 phiên. 

Do đó, trạng thái dòng vốn khối ngoại trở lại mua ròng trong những phiên gần đây đang là điểm cộng cho khả năng cổ phiếu mở rộng đà phục hồi trong ngắn hạn.

Cổ phiếu tâm điểm ngày 13/7: BID, VCI, POW, KBC, SZC - Ảnh 2.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu BID

POW – Tích cực 

CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)

Phân tích:

POW là một trong những cổ phiếu midcap đang hình thành xu hướng hồi phục tại ngưỡng gái 10. Thanh khoản cổ phiếu đã hồi phục về ngưỡng trung bình 20 phiên trong các phiên giao dịch gần nhất. 

Chỉ báo RSI ủng hộ nhịp hồi phục ngắn hạn trong khi chỉ báo RSI cho thấy tín hiệu đảo chiều tích cực. Đường giá cổ phiếu sắp cắt lại dải mây Ichimoku cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn vẫn đang hình thành. Ngưỡng kháng cự gần nhất của cổ phiếu quanh ngưỡng 12. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của cổ phiếu quanh 9,5.

Cổ phiếu tâm điểm ngày 13/7: BID, VCI, POW, KBC, SZC - Ảnh 3.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu POW

KBC - Nhịp hồi phục 

CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)

Điểm nhấn kĩ thuật: 

- Xu hướng hiện tại: Hồi phục 

- Chỉ báo xu hướng MACD: Phân kỳ dương, MACD sắp cắt lên đường tín hiệu. 

- Chỉ báo RSI: Vùng trung lập, xu hướng tăng. 

Phân tích:

KBC đang hình thành nhịp hồi phục tại vùng giá 14. Thanh khoản cổ phiếu vẫn ở mức thấp và nằm dưới ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên. Chỉ báo RSI ủng hộ xu hướng hồi phục trong khi chỉ báo MACD cho thấy tín hiệu tích cực. 

Đường giá cổ phiếu cũng đã chạm lại dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đang hình thành. 

Cổ phiếu tâm điểm ngày 13/7: BID, VCI, POW, KBC, SZC - Ảnh 4.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu KBC

VCI – Tích cực 

CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)

Phân tích:

VCI là một trong những cổ phiếu midcap hình thành mô hình hai đáy và kiểm tra lại ngưỡng kháng cự 26. Thanh khoản tăng mạnh trở về ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận cùng vận động tăng của TLG. 

MACD phân kỳ dương trong khi RSI tiếp tục tăng giá tại vùng trung lập cho thấy tín hiệu tăng giá ngắn hạn. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, ủng hộ xu hướng tăng giá trung hạn. Ngưỡng kháng cự gần nhất của cổ phiếu tại vùng giá 29 - 30. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của cổ phiếu quanh 22.

Cổ phiếu tâm điểm ngày 13/7: BID, VCI, POW, KBC, SZC - Ảnh 5.

Đồ thị kĩ thuật cổ phiếu VCI

SZC – Tăng trưởng nhờ dòng vốn FDI

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Phân tích:

Kết thúc quí I/2020, SZC vẫn ghi nhận tăng trưởng tốt và vượt trội so với ngành, doanh thu và LNST cũng đã hoàn thành 33% và 47% so với kế hoạch. Đồng thời, với việc sở hữu quĩ đất khu công nghiệp lớn, SZC sẽ hưởng lợi lớn nhất nhờ vào sự dịch chuyển dòng vốn FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam. 

Đồ thị giá của SZC có dấu hiệu kết thúc giai đoạn tích lũy và bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của SZC được nâng lên mức tăng.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Ánh Hường

WB: Việt Nam sẽ nằm trong top các nền kinh tế tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu năm 2025
Theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia, với mức tăng GDP 6,6% trong năm 2025 dù thấp hơn mục tiêu đặt ra (ít nhất 8%), song Việt Nam vẫn nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở Đông Á cũng như toàn cầu.