|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm 22/12: MSN, DPM, HSG

18:09 | 21/12/2022
Chia sẻ
Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: MSN (Tập đoàn Masan), DPM (Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP), HSG (Tập đoàn Hoa Sen).

DPM - Tích lũy ngắn hạn

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Phân tích:

Chỉ số danh mục đầu tư của Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YS30) đóng cửa phiên 20/12 ở mức 82,79 điểm (tương đương 0,2% so với phiên trước đó) với khối lượng giao dịch tăng trên mức trung bình 20 phiên và đồ thị giá xuất hiện mô hình nến Spinning Tops cho thấy đồ thị giá có thể sẽ hồi phục nhẹ và đi ngang trong phiên giao dịch kế tiếp.

Đồng thời, đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể sẽ tiếp tục đi ngang trong vài phiên tới. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của chỉ số YS30 vẫn duy trì ở mức tăng.

DPM là cổ phiếu có mức tăng mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu YS30 với khối lượng giao dịch tăng mạnh trên mức trung bình 20 phiên. Đồ thị giá của DPM tiến về gần mức cao nhất trong 10 phiên giao dịch gần đây, nhưng đồ thị giá của DPM vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể sẽ còn tiếp tục đi ngang quanh vùng giá hiện tại.

 Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu DPM. (Nguồn: TradingView).

 

MSN - Mô hình WINLife mới ra mắt có tín hiệu tích cực

 (Ảnh: Thu Thảo).

CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Phân tích:

Trong quý III/2022, WinCommerce (WCM) đã tiến hành chuyển đổi 30 cửa hàng Winmart+ thành các cửa hàng WIN tích hợp phục vụ các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu. Dù trong giai đoạn thí điểm nhưng mô hình này cho thấy tín hiệu tích cực khi doanh thu/m2 tăng 20% so với trước khi chuyển đổi, biên EBIT ở cấp độ cửa hàng đạt 5,1%, tăng 60 điểm cơ bản so với trước đây.

Trong năm 2022, Chứng khoán KB Việt Nam dự phóng doanh thu thuần MSN đạt 76.636 tỷ đồng (giảm 13,5% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 4.464 tỷ đồng, giảm 55%, do loại trừ mảng MNS Feed.

Năm 2023, mức doanh thu thuần dự phóng đạt 85,795 tỷ đồng (tăng 11,9%) và lãi sau thuế ở mức 5.751 tỷ đồng (tăng 28,8%).

HSG - Kỳ vọng biên lợi nhuận bật tăng trong nửa cuối niên độ 2022 - 2023

 (Ảnh: Thu Thảo).

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Phân tích:

Theo báo cáo của Chứng khoán Rồng Việt, lợi nhuận giảm trong bối cảnh nhu cầu thấp và hàng tồn kho giá cao trong niên độ tài chính 2021 - 2022. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 18,1% xuống còn 9,9%. Doanh thu đạt 49.711 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 251 tỷ đồng, giảm mạnh 94% so với cùng kỳ.

Trong năm tài chính 2022 - 2023, VDSC kỳ vọng doanh thu nội địa sẽ dẫn dắt tăng trưởng và biên lợi nhuận hồi phục. Biên lợi nhuận gộp dự kiến sẽ trở lại mức dương từ quý II và phục hồi tốt hơn trong nửa cuối năm nhờ nhu cầu tăng trở lại ở các thị trường phương Tây trong khi áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc và Ấn Độ giảm bớt.

Biên lợi nhuận gộp cả năm có thể tăng lên 12,4%. Doanh thu và lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ có thể đạt 34.513 tỷ đồng (giảm 31% so với cùng kỳ) và 427 tỷ đồng (tăng 70%).

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. 

Thu Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.