|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 21/12: Khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 1.725 tỷ đồng, tâm điểm giao dịch thỏa thuận EIB

16:30 | 21/12/2022
Chia sẻ
Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch gom ròng hơn 1695 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 62,8 triệu đơn vị cổ phiếu.

VN-Index dừng chân ở mốc 1.018,88 điểm, giảm 4,25 điểm tương đương giảm 0,42% so với phiên trước. Thanh khoản giao dịch suy yếu đáng kể so với phiên trước với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 16.450 tỷ đồng, tương đương gần 996,8 triệu đơn vị cổ phiếu được mua bán. Tính riêng trên HOSE thì giá trị khớp lệnh giảm 28% so với phiên trước còn 10.742 tỷ đồng

Phiên hôm nay VN-Index tiếp tục test lại mốc hỗ trợ 1.010 tương ứng với MA50 và rút chân thành công. Dòng tiền tiếp tục phân hóa mạnh mẽ khi đa số các nhóm ngành đều giảm điểm, điểm sáng đến từ nhóm cổ phiếu vua và một số cổ phiếu riêng lẻ khác như HAG, GIL, SBT... tăng trần. Dòng tiền khối ngoại tiếp tục là yếu tố nâng đỡ thị trường khi khớp lệnh mua ròng hơn 445 tỷ đồng.

Hiện tại mốc hỗ trợ quan trọng của thị trường vẫn đang được bảo toàn tuy nhiên nhà đầu tư vẫn sẽ cần quan sát thêm trong những phiên sắp tới khi những nhóm ngành dẫn dắt giai đoạn trước đã bị suy yếu khá nhiều. Theo các báo cáo cập nhật gần đây của công ty chứng khoán, nhà đầu tư có thể nghiên cứu dần các nhóm ngành hưởng lợi từ vĩ mô giai đoạn tới.

Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch gom ròng hơn 1.695 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 62,8 triệu đơn vị cổ phiếu.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu EIB của Eximbank dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng gần 1.257,2 tỷ đồng.

Theo sau là HPG được mua ròng hơn 54 tỷ đồng và NVL (45 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở SHB (43,8 tỷ đồng), SBT (39 tỷ đồng) và VND (34,9 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 30 tỷ đồng là VNM (28,5 tỷ đồng), MSN (26 tỷ đồng), DGC (21,3 tỷ đồng) và NLG (20,9 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Tại chiều bán, cổ phiếu STB của Sacombank bị xả ròng mạnh nhất với quy mô gần 28,9 tỷ đồng.

Theo sau đó là VIC bị bán ròng gần 10,3 tỷ đồng, NKG (10,1 tỷ đồng). Nối tiếp, lực bán được ghi nhận ở những mã dưới 10 tỷ đồng như FUEVFVND (8,2 tỷ đồng), VRE (6,4 tỷ đồng), GAS (5,4 tỷ đồng), VIX (5,3 tỷ đồng), VGC (4,4 tỷ đồng), FUESSV50 (4,2 tỷ đồng) và HDG (4,1 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng với giá trị hơn 27,5 tỷ đồng, tương đương 917.120 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng gần 20,5 tỷ đồng mua gom cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO. Kế tiếp là PVS (2,2 tỷ đồng), PVI (1,4 tỷ đồng), CEO (1,3 tỷ đồng) và các giao dịch tương tự dưới 1 tỷ đồng như VCS (991 triệu đồng), BVS (937 triệu đồng), PVC (323 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại xả ròng mức dưới 1 tỷ đồng ở các cổ phiếu như TIG (114 triệu đồng), API (94 triệu đồng), L14 (70 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ghi nhận giao dịch mua ròng với quy mô hơn 1,6 tỷ đồng, tương đương 145.742 đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, cổ phiếu MPC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú dẫn đầu với quy mô gần 3,3 tỷ đồng. Theo sau là MCH (1,4 tỷ đồng) và các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như MCM (762 triệu đồng), ACV (681 triệu đồng), HPP (503 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại xả ròng mạnh nhất gần 4,2 tỷ đồng ở cổ phiếu VTP của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel. Kế tiếp là QNS (2,2 tỷ đồng) và những mã quy mô dưới 100 triệu đồng như VOC (27 triệu đồng), VEA (23 triệu đồng), VQC (8 triệu đồng), …

Linh Chi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.