|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu tâm điểm 11/8: HPG, PHR, HAG

18:00 | 10/08/2022
Chia sẻ
Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán đưa ra gồm: HPG (Tập đoàn Hòa Phát), PHR (Cao su Phước Hòa) và HAG (Hoàng Anh Gia Lai).

HPG - Chỉ báo RSI có sự hồi phục

CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco)

Phân tích:

Cổ phiếu HPG sau nhịp giảm mạnh trong nửa đầu năm đã bắt đầu thu hẹp đà bán trong tháng 7 vừa qua. Trong tuần đầu tháng 8, HPG đã có 2 phiên tăng điểm với thanh khoản cao hơn bình quân 10 phiên từ 1,5 đến 2 lần, đồng thời RSI cũng có sự phục hồi lên trên mốc 30 điểm.

Do vậy, vùng giá 21 - 22 có thể tạm coi là đáy của HPG ở thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư có thể canh mua vào tại quanh vùng 22.500 - 23.000 đồng/cp, do đây là vùng hỗ trợ trung hạn của HPG, hướng tới giá mục tiêu tại vùng 27.500 đồng/cp - tại ngưỡng kháng cự MA100, cắt lỗ khi giá xuống dưới 21.000 đồng/cp.

Giá cổ phiếu HPG đã chiết khấu khá sâu với mức giảm khoảng trên 45% từ vùng đỉnh đạt được trong quý IV năm 2021. Với triển vọng dài hạn, Agriseco đưa ra khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu HPG với giá mục tiêu là 28.500 đồng/cp (upside 20,7%), với ước tính giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu tại ngày 31/12/2022 là 19.000 đồng và P/B forward tại cuối năm 2022 là 1,5 lần. 

 Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu HPG. (Nguồn: Agriseco).

PHR - Chuẩn bị vượt mây Ichimoku 

CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco)

Phân tích:

Cổ phiếu PHR hiện tại đã lấy lại xu hướng tăng giá dài hạn và đang giao dịch trên đường MA200, kết hợp với thanh khoản phiên sáng đạt gần bằng giá trị bình quân 10 phiên gần nhất.

Bên cạnh đó, đồ thị ngày của PHR cũng chuẩn bị vượt mây Ichimoku, như vậy có thể thấy xu hướng vận động của PHR tương đối tích cực và nhà đầu tư có thể giải ngân lấy vị thế ở quanh vùng giá hiện tại, tăng tỷ trọng nếu giá vượt 75.000 đồng/cp với thanh khoản lớn. Giá mục tiêu trong trung hạn với PHR là tại đỉnh cũ 90.000 đồng/cp, cắt lỗ khi giá mất mốc 60.000 đồng/cp. 

Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu PHR. (Nguồn: Agriseco). 

HAG  - Rủi ro ngắn hạn gia tăng 

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Phân tích:

Stock Rating của HAG ở mức 82 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Tuy nhiên, điểm cơ bản của HAG ở mức 67 điểm cho nên cổ phiếu HAG phù hợp với các nhà đầu tư ưa thích lướt sóng và có khẩu vị rủi ro cao.

HAG ghi nhận quý II tăng trưởng mạnh, điều này cho thấy điểm cơ bản có thể sẽ cải thiện tích cực. Đồng thời, mức P/E TTM của HAG cũng đã giảm xuống mức thấp 16,3x nhờ kết quả kinh doanh khả quan. Tuy nhiên, rủi ro dài hạn vẫn còn cao, cùng với đó tỷ lệ D/E của HAG vẫn ở mức cao so với ngành.

Ngoài ra, mức sức mạnh giá của HAG cũng đã tăng mạnh và gần vùng 98 điểm cho thấy dư địa tăng trưởng sẽ không còn nhiều cho nên các nhà đầu tư nên chờ thêm ở nhịp điều chỉnh.

Đồ thị giá của HAG tiến sát vào vùng kháng cự 12,75 – 13,85 và rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng khi các chỉ báo xung lượng ngắn hạn có dấu hiệu hình thành các mô hình phân kỳ giảm giá cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn có dấu hiệu suy yếu. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn hạn chế mua mới ở vùng giá hiện tại và nên ưu tiên chiến lược nắm giữ/chốt lời khi đồ thị giá tiến sát vùng kháng cự 12,75 – 13,85. 

 Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu HAG. (Nguồn: TradingView).

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. 

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.