|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại trở lại mua ròng hơn 50 tỷ đồng trên HOSE phiên điều chỉnh

16:30 | 10/08/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, sau khi bán ròng 3 phiên liên tục, NĐT nước ngoài chuyển hướng mua ròng hơn 50 tỷ đồng, tương đương gần 1,7 triệu đơn vị.

VN-Index đóng cửa ở mốc 1.256,5 giảm hơn 2 điểm. Thanh khoản thị trường có sự sụt giảm nhẹ. Dòng tiền phiên nay tập trung vào nhóm ngành đầu tư công, dầu khí, xây dựng. Còn lại các nhóm như thủy sản, phân bón, ngân hàng, chứng khoán, thép giao dịch đang có phần chững lại sau những phiên tăng giá tốt.

Dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index đã hồi phục hơn 100 điểm từ đáy và các chỉ báo như RSI hầu như đang ở mức khá cao vì gần như thị trường chưa có sự điều chỉnh đáng kể.

Theo dự báo trước đó của công ty chứng khoán với dòng tiền tỏ ra khá tốt ở thời điểm hiện tại thì nhịp điều chỉnh mạnh trong ngắn hạn chưa được đánh giá cao. Sắp tới thị trường có thể tiếp tục xuất hiện những nhịp rung lắc, điều chỉnh nhẹ, kịch bản được kỳ vọng nhất là thị trường sẽ sideway biên độ hẹp trong 1 tuần tới.

Đóng cửa, VN-Index giảm 2,35 điểm (0,19%) về 1.256,5 điểm, HNX-Index tăng 2,13 điểm (0,71%) lên 303,54 điểm, UPCoM-Index tăng 0,25 điểm (0,27%) tăng 93,11 điểm.

Tại sàn HOSE, sau khi bán ròng 3 phiên liên tục, NĐT nước ngoài chuyển hướng mua ròng hơn 50 tỷ đồng, tương đương gần 1,7 triệu đơn vị. 

Nguồn: Linh Chi tổng hợp

Về giá trị cụ thể, chứng chỉ quỹ FUESSVFL và FUEVFVND lần lượt được gom ròng với giá trị 34 tỷ và 26,3 tỷ đồng.

Tại giao dịch cổ phiếu, HDB được mua ròng với giá trị 26,3 tỷ đồng. Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở cổ phiếu PVD (11,9 tỷ đồng), FTS (10,8 tỷ đồng), NLG (10,3 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của VHM (8,3 tỷ đồng), POW (7,3 tỷ đồng), CTG (7 tỷ đồng) và PHR (6,1 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp

Tại chiều bán, hoạt động rút vốn bị thu hẹp đáng kể khi không mã nào bị bán ròng trên 20 tỷ đồng. Cổ phiếu VNM của Vinamilk tiếp đà bị bán ròng 13,6 tỷ đồng.

Kế tiếp, nhóm này duy trì rút vốn ròng khỏi nhiều cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, phải kể đến như DPM (11,1 tỷ đồng), LHG (9,7 tỷ đồng), VND (8 tỷ đồng), HNG (7,3 tỷ đồng), NKG (7,2 tỷ đồng), VGC (7,8 tỷ đồng), TDM (6,6 tỷ đồng), PC1 (6,5 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng 10,74 tỷ đồng, tương đương mua về khối lượng 305.000 đơn vị cổ phiếu.

Dẫn đầu chiều mua là cổ phiếu IDC của Idico khi ghi nhận quy mô mua ròng gần 13,4 tỷ đồng. Mã này lại có phiên giao dịch khởi sắc khi tăng 2,09% vào thời điểm chốt phiên. Theo sau, TNG được gom ròng với giá trị 2,3 tỷ đồng. Cùng chiều, hoạt động giải ngân còn xuất hiện ở THD, PVI, VIG, NBC, TIG,… với giá trị không đáng kể.

Ở chiều bán, lực xả ngoại tập trung ở mã VCS (4,6 tỷ đồng) và NVB (1,7 tỷ đồng). Giao dịch cùng chiều cũng được ghi nhận tại PGS, VNR, PVS, HUT, BVS,…

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại quay đầu bán ròng 13,39 tỷ đồng, tương đương 356.837 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua vào, danh mục mua ròng chủ yếu của khối ngoại gồm các mã LTG (1,8 tỷ đồng). Theo sau, dòng vốn ngoại cũng tích cực tìm đến các mã AAS, MPC, CSI, CHS, IDP, ABI,…

Chiều ngược lại, nhóm này xả ròng nhiều nhất ở cổ phiếu BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn với giá trị 7,6 tỷ đồng. Kế đó, NĐT nước ngoài rút ròng 6,7 tỷ đồng mã QNS, 2 tỷ đồng mã MCH, trước khi bán ròng nhẹ hơn VTP, ACV, BTD, GEE,…

Linh Chi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.