Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Vốn hóa ngành ngân hàng tiến sát mức 900.000 tỉ đồng
Ảnh minh họa (Nguồn: Vietcombank)
Vốn hóa ngành ngân hàng tăng hơn 14.100 tỉ đồng
Kết thúc tuần tuần giao dịch vừa qua (7/10 - 11/10), giá trị vốn hóa của 18 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên các sàn HOSE, HNX và thị trường UPCoM đạt 899.992 tỉ đồng, tăng 14.107 tỉ đồng so với mức đóng cửa tuần trước (ngày 4/10), tương ứng với mức tăng 1,6%.
Trong đó, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng có vốn hóa lớn nhất thị trường ở mức 316.367 tỉ đồng. Đứng sau Vietcombank về giá trị vốn hóa lần lượt là BIDV với 139.484 tỉ đồng, Techcombank (82.520 tỉ đồng), VietinBank (78.750 tỉ đồng)…
Ngược lại, NCB, Kienlongbank và VietBank đang là ba ngân hàng có vốn hóa thấp nhất lần lượt ở mức 2.529 tỉ đồng, 3.237 tỉ đồng và 6.746 tỉ đồng.
Vốn hóa các ngân hàng tại ngày 11/10 (Nguồn: QT tổng hợp)
12/18 cổ phiếu ngân hàng tăng giá trong tuần
Trong tuần qua, có 12/18 cổ phiếu ngân hàng tăng giá; trong đó, VBB là cổ phiếu tăng mạnh nhất (tăng 7,3%). Đáng chú ý, đây là tuần thứ hai liên tiếp VBB dẫn đầu về mức tăng giá trong nhóm ngành ngân hàng; trong tuần trước, cổ phiếu này cũng đã tăng 7,1%.
Đứng sau VBB về mức tăng giá lần lượt là STB (tăng 5,8%), LPB (tăng 5,5%), VCB (tăng 2,8%), CTG (tăng 2,7%). Ngoài ra, một số cổ phiếu có mức tăng giá trên 1% trong tuần gồm HDB (tăng 1,8%), ACB (tăng 1,7%), SHB (tăng 1,5%) và BAB (tăng 1,1%).
Ở chiều ngược lại, có 4 cổ phiếu ngân hàng giảm giá trong tuần với NVB là mã giảm mạnh nhất (giảm 2,3%). Ngoài ra, EIB, VIB và VPB cũng là ba mã giảm giá trong tuần. Hai cổ phiếu đứng giá trong tuần này là TPB và TCB.
Biến động giá 18 mã cổ phiếu ngân hàng trong tuần 7/10 - 11/10 (Nguồn: QT tổng hợp)
VPB và STB dẫn đầu thanh khoản
Xét về thanh khoản, trong tuần có tổng cộng hơn 186 triệu cp ngân hàng được giao dịch tương ứng với giá trị 3.899 tỉ đồng, tăng 4% về khối lượng nhưng lại giảm 3% về giá trị so với tuần trước. Trong đó, VPB là mã có khối lượng giao dịch lớn nhất với hơn 41,9 triệu đơn vị được trao tay, tương ứng với giá trị gần 920 tỉ đồng.
Xếp tiếp sau MBB về thanh khoản lần lượt là STB với gần hơn 31,9 triệu cp, MBB (20,8 triệu cp), CTG (13,2 triệu cp), SHB (12,8 triệu cp), ACB (11,8 triệu cp) và TCB (11 triệu cp)…
Trong khi đó, LPB, VBB và KLB là ba cổ phiếu có khối lượng giao dịch thấp nhất, lần lượt ở mức 2,7 triệu cp, 420.000 cp và 5.800 cp.
Khối lượng giao dịch 18 cổ phiếu ngân hàng trong tuần 7/10 - 11/10 (Nguồn: PV tổng hợp)
Gần 34 triệu cp ngân hàng được giao dịch thỏa thuận trong tuần
Tuần qua có hơn 152 triệu cổ phiếu được giao dịch theo phương thức khớp lệnh trên sàn, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 3.218 tỉ đồng, chiếm gần 82% về khối lượng và 83% về giá trị. Gần 34 triệu cp còn lại được giao dịch theo hình thức thỏa thuận với giá trị đạt 681 tỉ đồng.
Các mã có lượng giao dịch khớp lệnh lớn trong tuần gồm STB với hơn 31,8 triệu cp; VPB với 28,5 triệu cp, MBB với 19,1 triệu cp, CTG với 13 triệu cp và ACB với 11,2 triệu cp.
Mặt khác, trong tuần qua, các giao dịch thỏa thuận cổ phiếu VPB diễn ra "sôi động" với gần 13,5 triệu cp được trao tay, gấp hơn 4 lần tuần trước đó và chiếm 40% tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận của ngành ngân hàng.
Bên cạnh VPB, một số mã cổ phiếu khác cũng có khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn như SHB (3,8 triệu cp), TCB (3,2 triệu cp)…
Khối lượng giao dịch cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua, đvt: cổ phiếu. (Nguồn: QT tổng hợp)
BAB đột biến khối lượng
Trong tuần qua có 7/18 cổ phiếu ngân hàng có khối lượng giao dịch tăng. Trong đó, khối lượng giao dịch BAB (BacABank) tăng mạnh nhất với hơn 5 triệu cp được trao tay, gấp hơn 250 lần tuần trước đó.
Bên cạnh BAB, STB cũng là mã có khối lượng giao dịch tăng đột biến trong tuần với hơn 31,9 triệu cp được giao dịch, tăng 113%. Ngoài ra, TPB, VPB cũng là hai mã có khổi lượng giao dịch tăng trên 50%.
Ở chiều ngược lại, có tới 11/18 cổ phiếu ngân hàng sụt giảm thanh khoản trong tuần. Trong đó, KLB là mã có khối lượng giao dịch giảm mạnh nhất (gần 99%). Cùng với KLB,EIB và NVB cũng là những mã có thanh khoản giảm hơn 50% trong tuần qua.
Khối lượng giao dịch cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua, đvt: cổ phiếu. (Nguồn: QT tổng hợp)
Sự kiện ngân hàng nổi bật trong tuần
Moody's xem xét điều chỉnh bậc tín nhiệm của 17 ngân hàng Việt Nam
Ngày 11/10, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service (Moody's) phát đi thông báo điều chỉnh bậc tín nhiệm của 17 ngân hàng Việt Nam.
17 ngân hàng trong nước bị xem xét hạ xếp hạng tín nhiệm gồm cả nhóm ngân hàng quốc doanh và tư nhân như Vietcombank, VietinBank, VPBank, Techcombank, MBBank…
Theo lí giải từ Moody's, hành động xem xét này hoàn toàn phụ thuộc vào việc xem xét hạ xếp hạng tín nhiệm với Việt Nam đưa ra hôm trước và không phản ánh sự suy yếu trong hồ sơ tài chính của các ngân hàng.
Tính đến 4/10, tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 7,85 triệu tỉ đồng, tăng 8,95%
Tại Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến 4/10/2019, tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 7,85 triệu tỉ đồng, tăng 8,95%.
Trong đó, tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt trên 1,45 triệu tỉ đồng, tăng 11,42% so với cuối năm 2018, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung.
MBBank lãi riêng lẻ hơn 5.700 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế riêng lẻ MBBank đạt 5.748 tỉ đồng, tăng 30% so với cùng kì 2018.
Tổng tài sản MBBank tính đến hết ngày 30/9 đạt 385.516 tỉ đồng, tăng 9,4% so với cuối năm 2018, trong đó cho vay khách hàng gần 230.143 tỉ đồng, tăng 11,2%. Tiền gửi khách hàng đạt gần 255.627 tỉ đồng, tăng 6,2%.
SSI Research: Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quí III khó bằng như quí trước
Theo nhận định của CTCP Chứng khoán SSI, bức tranh lợi nhuận quí III/2019 của các ngân hàng sẽ khó bằng được như quí trước đó do đầu ra tín dụng còn yếu trong khi mặt bằng lãi suất huy động lại tăng cao.
Techcombank phát hành thành công 5.000 tỉ đồng trái phiếu
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) thông báo phát hành thành công 5.000 tỉ đồng trái phiếu với lãi suất cố định 6,2%/năm. Người mua lô trái phiếu nói trên là nhà đầu tư tổ chức trong nước.
Được biết, 5.000 tỉ đồng trái phiếu nói trên nằm trong phương án phát hành trái phiếu của Techcombank năm 2019 với khối lượng tối đa là 10.000 tỉ đồng. Mục đích phát hành là tăng qui mô vốn hoạt động và cải thiện các tỉ lệ an toàn hoạt động kinh doanh.