|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: TCB dẫn đầu thanh khoản tuần thứ ba liên tiếp

14:17 | 29/09/2019
Chia sẻ
Trong tuần từ ngày 23 đến 27/9, giá trị vốn hóa 18 cổ phiếu ngân hàng niêm yết tăng 1,6%, đạt 882.768 tỉ đồng. Khối lượng giao dịch ở mức 197,5 triệu cp, tương ứng với giá trị là 3.917 tỉ đồng.
photo-1

Ảnh minh họa (Nguồn: Techcombank)

Vốn hóa các ngân hàng tăng hơn 13.500 tỉ đồng

Kết thúc tuần tuần giao dịch vừa qua (23/9 - 27/9), giá trị vốn hóa của 18 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên các sàn HOSE, HNX và thị trường UPCoM đạt 882.768 tỉ đồng, tăng 13.520 tỉ đồng so với mức đóng cửa tuần trước (ngày 20/9), tương ứng với mức tăng 1,6%.

Trong đó, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng có vốn hóa lớn nhất thị trường ở mức 307.466 tỉ đồng; đồng thời đây cũng là mức vốn hóa cao kỉ lục của nhà băng này.

Đứng sau Vietcombank về giá trị vốn hóa lần lượt là BIDV với 137.603 tỉ đồng, Techcombank (81.121 tỉ đồng), VietinBank (78.750 tỉ đồng)…

Ở chiều ngược lại, NCB, Kienlongbank và VietBank đang là ba ngân hàng có vốn hóa thấp nhất lần lượt 2.559 tỉ đồng, 3.010 tỉ đồng và 5.866 tỉ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: TCB tuần thứ ba liên tiếp dẫn đầu thanh khoản  - Ảnh 2.

TCB tuần thứ ba liên tiếp dẫn đầu thanh khoản

Trong tuần qua, có 13/18 cổ phiếu ngân hàng tăng giá; trong đó, NVB là cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất (tăng 9%). Đáng chú ý, đây là tuần thứ hai liên tiếp NVB chiếm giữ ngôi vị "quán quân" tăng giá của nhóm ngành ngân hàng (trong tuần trước, mã này tăng 6,8%).

Đà tăng của NVB đang được hỗ trợ mạnh mẽ sau thông tin ông Nguyễn Trần Trung Sơn, con trai Chủ tịch Nguyễn Tiến Dũng đăng kí mua vào 1,15 triệu cổ phiếu NVB theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trong thời gian từ ngày 13/9 đến 30/9.

Cùng với NVB, trong tuần qua, MBB cũng bật tăng mạnh mẽ 5,2% và bỏ xa các mã đứng phía sau như VPB, VIB (cùng tăng 3,5%), STB (tăng 2,9%) và VCB (tăng 2,3%)...

Ở chiều ngược lại, có 4/18 cổ phiếu ngân hàng giảm giá trong tuần với KLB (Kienlongbank) là mã giảm mạnh nhất (giảm 7,9%). Ngoài ra, VBB, EIB và LPB cũng giảm trên 1%. Cổ phiếu duy nhất đứng giá trong tuần này là ACB.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: TCB tuần thứ ba liên tiếp dẫn đầu thanh khoản  - Ảnh 3.

Xét về thanh khoản, trong tuần có tổng cộng gần 197,5 triệu cp ngân hàng được giao dịch tương ứng với giá trị 3.917 tỉ đồng, giảm 11% về khối lượng và 12,4% về giá trị so với tuần trước. Trong đó, TCB là mã có khối lượng giao dịch nhiều nhất với gần 30,3 triệu đơn vị được trao tay tương ứng với giá trị gần 671 tỉ đồng.

Đáng chú ý, đây là tuần thứ ba liên tiếp TCB dẫn đầu thanh khoản nhóm ngành ngân hàng; trong hai tuần trước, khối lượng giao dịch của TCB đạt lần lượt 39 triệu cp và 43 triệu cp.

Xếp tiếp sau TCB là SHB với gần hơn 28 triệu cp được trao tay trong tuần qua, VPB (27,9 triệu cp), STB (24,4 triệu cp) MBB (22,6 triệu cp), CTG (12,2 tr cp) và ACB (10,2 triệu cp)…

Trong khi đó, KLB, VBB và BAB là ba cổ phiếu có khối lượng giao dịch thấp nhất, lần lượt ở mức 130.000 cp, 117.000 cp và 20.000 cp.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: TCB tuần thứ ba liên tiếp dẫn đầu thanh khoản  - Ảnh 4.

TCB liên tục giao dịch thỏa thuận "khủng"

Tuần qua có gần 135,9 triệu cổ phiếu được giao dịch theo phương thức khớp lệnh trên sàn, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 2.845 tỉ đồng, chiếm gần 69% về khối lượng và 73% về giá trị. 61,7 triệu cp còn lại được giao dịch theo hình thức thỏa thuận với giá trị đạt 1.072 tỉ đồng.

Các mã có lượng giao dịch khớp lệnh lớn trong tuần gồm STB với hơn 23,2 triệu cp; MBB với 19,9 triệu cp, VPB với 13,7 triệu cp, SHB với gần 12,8 triệu cp, CTG với hơn 12,2 triệu cp và TCB với 11,5 triệu cp.

Đáng chú ý, các giao dịch thỏa thuận cổ phiếu TCB tiếp tục diễn ra "nhộn nhịp" trong tuần qua với 18,8 triệu cp được trao tay, gấp 1,6 lần khối lượng giao dịch khớp lệnh.

Trong hai tuần trước, TCB cũng là mã có khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn nhất ngành lần lượt ở mức 25,4 triệu cp và 31,7 triệu cp.

Bên cạnh TCB, một số mã cổ phiếu khác cũng có khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn như SHB (15,3 triệu cp), VPB (14,2 triệu cp) và EIB (7,1 triệu cp) …

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: TCB tuần thứ ba liên tiếp dẫn đầu thanh khoản  - Ảnh 5.

KLB khối lượng giao dịch tăng đột biến

Trong tuần qua chỉ có 7/18 cổ phiếu ngân hàng có khối lượng giao dịch tăng. Trong đó, khối lượng giao dịch KLB (Kienlongbank) tăng mạnh nhất với hơn 130.000 cp được trao tay, gấp 11 lần tuần trước.

Bên cạnh KLB, một số mã khác cũng có khổi lượng giao dịch tăng hơn 50% như VIB (tăng 176%), NVB (tăng 80%), LPB (tăng 73%) và TPB (tăng 65%).

Ngược lại, có tới 11 cổ phiếu ngân hàng sụt giảm thanh khoản trong tuần với VBB là mã có khối lượng giao dịch giảm mạnh nhất (gần 90%) với chỉ 117.000 cp được giao dịch. Ngoài ra, EIB, BID, TCB, ACB và CTG cũng là những mã có thanh khoản giảm trên 20% trong tuần qua.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: TCB tuần thứ ba liên tiếp dẫn đầu thanh khoản  - Ảnh 6.

Sự kiện ngân hàng nổi bật trong tuần

FWD sắp chốt thỏa thuận phân phối bảo hiểm trị giá 400 triệu USD với Vietcombank 

Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho hay, Tập đoàn FWD của tỉ phú Richard Li sắp hoàn thành thỏa thuận thanh toán khoảng 400 triệu USD cho một đơn vị của Vietcombank, cùng một thỏa thuận phân phối bảo hiểm dài hạn với ngân hàng này.

Tín dụng 9 tháng đầu năm tăng 8,4%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/9, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,44% so với cuối năm 2018 (cùng kì năm 2018 tăng 8,74%).

Tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 8,68% (cùng kì năm 2018 tăng 9,15%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tăng 8,4% (cùng kì năm 2018 tăng 9,52%).

Lãi suất tiền gửi lại tăng mạnh, kì hạn 6 tháng vượt 8%/năm

Một số ngân hàng trong đã bất ngờ đẩy lãi suất tiền gửi tiết kiệm kì hạn 6 tháng vượt 8%/năm, thay vì phải gửi kì hạn 12 tháng mới có mức lãi suất này.

Một lượng lớn tiền đồng được NHNN hút ròng trong tuần qua

Theo số liệu của BVSC, trong tuần trước, NHNN đã thực hiện hút ròng một lượng lớn tiền đồng từ thị trường mở (gần 69.000 tỉ đồng) cho thấy thanh khoản hệ thống ngân hàng đã dồi dào trở lại. Động thái này diễn ra sau đợt mua vào ngoại tệ mạnh để tăng dự trữ ngoại hối của NHNN.


Quốc Thụy

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.