|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: VCB, BID, CTG dẫn đầu tăng giá

14:57 | 15/09/2019
Chia sẻ
Trong tuần từ ngày 9 đến 13/9, giá trị vốn hóa 18 cổ phiếu ngân hàng niêm yết tăng gần 4%, đạt 872.076 tỉ đồng. Trong đó, nhóm ngân hàng gốc quốc doanh có mức tăng mạnh nhất, dẫn đầu là VCB tăng 6%.
Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: VCB, BID, CTG dẫn đầu tăng giá - Ảnh 1.

Ảnh minh họa (Nguồn: Vietcombank)

Vốn hóa các ngân hàng tăng 33.032 tỉ đồng

Kết thúc tuần giao dịch từ ngày 9 đến 13/9, giá trị vốn hóa của 18 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên HOSE, HNX và thị trường UPCoM đạt hơn 872.076 tỉ đồng, tăng 33.032 tỉ đồng so với mức đóng cửa tuần trước (ngày 6/9), tương ứng tăng 3,9%.

Vốn hóa ngành ngân hàng tăng mạnh trong tuần qua nhờ sự đóng chính của phiên giao dịch bùng nổ ngày 13/9 sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phát đi thông báo cắt giảm 0,25 điểm % các loại lãi suất điều hành.

Cụ thể, trong ngày 13/9, vốn hóa thị trường của 18 ngân hàng đã tăng hơn 21.280 tỉ đồng (tương ứng tăng 2,5%). Trong đó, vốn hóa Vietcombank tăng mạnh nhất (8.900 tỉ đồng), đạt kỉ lục 303.757 tỉ đồng.

Tương tự, vốn hóa nhiều ngân hàng khác cũng tăng hàng nghìn tỉ đồng như BIDV (4.100 tỉ đồng), Techcombank (2.450 tỉ đồng), VietinBank (2.600 tỉ đồng)...

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: VCB, BID, CTG dẫn đầu tăng giá - Ảnh 2.

Vốn hóa các ngân hàng tại ngày 13/9 (Nguồn: PV tổng hợp)

VCB, BID, CTG dẫn đầu tăng giá

Tính chung trong tuần qua, có tới 13/18 cổ phiếu ngân hàng tăng giá. VCB tăng mạnh nhất (tăng 6%). Theo sau là BID tăng 4,9%, CTG tăng 4,8% và ACB tăng 3,2%; HDB, STB, TCB cùng tăng 2%...

Ngược lại, chỉ có 2 mã ngân hàng giảm giá trong tuần là EIB và VIB (cùng giảm 0,6%). 3 mã đứng giá gồm VBB, BAB và KLB.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: VCB, BID, CTG dẫn đầu tăng giá - Ảnh 3.

Biến động giá 18 mã cổ phiếu ngân hàng trong tuần 9/9 - 13/9 (Nguồn: PV tổng hợp)

Xét về thanh khoản, tuần qua có tổng cộng gần 161,8 triệu cp ngân hàng được giao dịch tương ứng với giá trị 3.338 tỉ đồng, tăng 27,5% về khối lượng và 37% về giá trị so với tuần trước.

Trong đó, TCB là mã có khối lượng giao dịch nhiều nhất với gần 38,6 triệu đơn vị; giá trị hơn 846,4 tỉ đồng. Xếp tiếp sau là MBB với gần 21 triệu cp, SHB (17,8 triệu cp), ACB (17,3 triệu cp), STB (14,5 triệu cp) và CTG (gần 12 tr cp).

Trong khi đó, BAB, VBB và KLB tiếp tục ba cổ phiếu có khối lượng giao dịch thấp nhất. Đáng chú ý, không có bất kì cổ phiếu KLB nào được giao dịch trong tuần qua.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: VCB, BID, CTG dẫn đầu tăng giá - Ảnh 4.

Khối lượng giao dịch 18 cổ phiếu ngân hàng trong tuần 9/9 - 13/9 (Nguồn: PV tổng hợp)

TCB giao dịch thỏa thuận khủng

Trong tuần qua có 103,4 triệu cổ phiếu được giao dịch theo phương thức khớp lệnh trên sàn, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 2.216 tỉ đồng, chiếm gần 64% về khối lượng và 66% về giá trị. 53,4 triệu cp còn lại được giao dịch theo hình thức thỏa thuận với giá trị đạt 1.122 tỉ đồng.

Các mã có lượng giao dịch khớp lệnh lớn trong tuần gồm MBB với hơn 20,9 triệu cp; STB với 14,4 triệu cp, TCB với hơn 13,2 triệu cp và CTG với 11,8 triệu cp.

Các giao dịch thỏa thuận cổ phiếu TCB diễn ra "sôi động" trong tuần qua với 25,4 triệu cp được trao tay, chiếm 43% tổng lượng cổ phiếu ngân hàng được giao dịch thỏa thuận.

Bên cạnh TCB, một số cổ phiếu khác cũng có khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn như ACB (13,8 triệu cp), SHB (9,1 triệu cp), TPB (4,5 triệu cp) và EIB (3,2 triệu cp)…

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: VCB, BID, CTG dẫn đầu tăng giá - Ảnh 5.

Khối lượng giao dịch cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua, đvt: cổ phiếu. (Nguồn: PV tổng hợp)

ACB đột biến khối lượng

Trong tuần qua có 12/18 cổ phiếu ngân hàng có khối lượng giao dịch tăng. Trong đó, khối lượng giao dịch ACB tăng mạnh nhất với hơn 17,3 triệu cp được trao tay, gấp gần 8 lần tuần trước.

Cùng với ACB, TPB, TCB, SHB và CTG cũng là những cổ phiếu có lượng giao dịch tăng mạnh từ 2 đến 5 lần so với tuần trước đó. Ngoài ra, một số mã khác cũng có khổi lượng giao dịch tăng hơn 50% như VCB (tăng 80%), BID (tăng gần 52%).

Ngược lại, KLB là mã có khối lượng giao dịch giảm mạnh nhất khi không có thanh khoản, trong khi tuần trước có hơn 11.000 cp này được trao tay giữa các nhà đầu tư. 

Khối lượng giao dịch EIB cũng giảm mạnh gần 84% với chỉ hơn 3,6 triệu cp được trao tay. Ngoài ra, NVB và VPB cũng là những mã có thanh khoản giảm khá mạnh trong tuần.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: VCB, BID, CTG dẫn đầu tăng giá - Ảnh 6.

Thay đổi khối lượng giao dịch của các cổ phiếu ngân hàng trong tuần qua (đơn vị: cổ phiếu. Nguồn: PV tổng hợp)

Sự kiện ngân hàng nổi bật trong tuần

NHNN bất ngờ giảm lãi suất điều hành 0,25 điểm %

Ngày 13/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phát đi thông báo cắt giảm 0,25 điểm % các loại lãi suất điều hành từ ngày 16/9.

Theo đó, lãi suất tái cấp vốn được giảm từ 6,25%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,25%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng từ 7,25%/năm xuống 7,0%/năm.

Mặc dù thị trường chứng khoán đoán nhận thông tin cắt giảm lãi suất khá tích cực nhưng giới phân tích vẫn đưa ra quan điểm thận trọng về động thái mới nhất của nhà điều hành.

NHNN cảnh báo tình trạng ngân hàng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm không có mục đích vay vốn 

Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng trong tuần qua đã có công văn gửi đến các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cảnh báo tình trạng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm (CCSTK) không có phương án sử dụng vốn vay.

Tại công văn này, NHNN yêu cầu các TCTD kiểm soát chặt chẽ mục đích các khoản vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, đồng thời cho biết sẽ xử lí nghiêm các TCTD cố tình vi phạm.

ECB hạ lại suất xuống mức thấp kỉ lục 

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong tuần qua đã hạ lãi suất tiền gửi xuống thấp kỉ lục, từ -0,4% xuống -0,5%. Đồng thời, cơ quan này cũng sẽ bắt đầu mua lại trái phiếu với quy mô 20 tỉ euro/tháng, bắt đầu từ tháng 11 năm nay.

Các ngân hàng tiếp tục phát hành trái phiếu

LienVietPostBank, VIB và SeABank thông báo phát hành thành công tổng cộng gần 2.500 tỉ đồng trái phiếu trong tuần cuối cùng của tháng 8.

Theo thống kê của CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research), trong 8 tháng đầu năm, ngân hàng là ngành phát hành nhiều trái phiếu nhất với tổng giá trị phát hành đạt 56.060 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 47,9% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành.

Thêm 5 triệu cổ phiếu VPB được tự do chuyển nhượng từ ngày 18/9

Gần 5,2 triệu cổ phiếu VPB phát hành theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) năm 2018 sẽ được giải tỏa vào ngày 18/9.

Điều này có nghĩa sẽ có thêm 5,2 triệu cổ phiếu VPB sẽ được tự do chuyển nhượng kể từ ngày được giải toả.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Thụy

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.