|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: SHB dẫn đầu tăng giá và thanh khoản

18:36 | 21/03/2021
Chia sẻ
Kết thúc tuần qua, SHB tiếp tục sở hữu thanh khoản cao nhất ngành ngân hàng với khối lượng giao dịch đạt hơn 246 triệu đơn vị. Ngoài ra, SHB cũng dẫn đầu toàn ngành về mức tăng giá với +10,7%.
shb-xep-hang_zihp (1).jpg

Một điểm giao dịch của SHB. (Ảnh: SHB)

SHB dẫn đầu tăng giá

Trong giao dịch tuần vừa qua (15/3 - 19/3), xu hướng tăng giá vẫn chiếm áp đảo tại nhóm cổ phiếu ngân hàng với 21/25 mã tăng, 3 mã giảm và 1 mã đứng giá. 

Tính chung trong 5 ngày giao dịch, SHB dẫn đầu ngành ngân hàng về tốc độ tăng giá với 5 phiên tăng liên tiếp. Kết thúc ngày 19/3, thị giá SHB dừng ở 19.600 đồng/cp, tăng 10,7% so với mức chốt tuần trước và tăng tổng cộng 24% sau hai tuần giao dịch.

Ngoài SHB, nhiều mã ngân hàng khác cũng có mức tăng giá trên 5% trong tuần như MSB (+7,9%), EIB (+7,1%), CTG (+6,6%), ABB (+5,7%) và VIB (+5,2%).

Ngược lại, chỉ có 3 mã ngân hàng giảm giá trong tuần với VCB giảm sâu nhất (-1,7%). Hai mã giảm giá còn lại gồm BAB (-1,5%) và LPB (-1,2%). Mã đứng giá duy nhất là PGB.

Xu hướng giá vẫn chiếm ưu thế tại nhóm ngân hàng trong bối cảnh thị trường chung tiếp tục diễn biến tích cực.

Kết thúc tuần, VN-Index tăng 12,49 điểm (+1,06%), lên 1.194,05 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 0,7% đạt 78.886 tỷ đồng, khối lượng tăng 3% với 3.371 triệu cổ phiếu,

HNX-Index tăng 3,79 điểm (+1,38%), lên 277,7 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 8,9% đạt 12.658 tỷ đồng, khối lượng giảm 0,6% xuống 759 triệu cổ phiếu.

z2391307251732_d87f1b36d166f4df7f33550de293625a.jpg

Vốn hóa toàn ngành tăng gần 35.000 tỷ đồng

Đóng cửa ngày 19/3, giá trị vốn hóa của 25 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên UPCoM dừng ở hơn 1,45 triệu tỷ đồng, tăng gần 35.000 tỷ so với mức chốt tuần trước, tương ứng tăng 2,47%.

Tuần qua ghi nhận sự gia tăng vốn hóa của nhiều ngân hàng như VietinBank (+9.310 tỷ đồng), Techcombank (+6.840 tỷ đồng), BIDV (+6.636 tỷ đồng), SHB (+3.326 tỷ đồng), MB (+2.660 tỷ đồng),...

Mặc dù giảm hơn 5.900 tỷ, Vietcombank vẫn là ngân hàng có vốn hóa lớn nhất thị trường với 349.376 tỷ đồng, gấp hơn 1,9 lần BIDV và 2,3 lần VietinBank. 

z2391307430378_20e9f056f8ea3b994213f129bf109576.jpg

Hơn 246 triệu cổ phiếu SHB được giao dịch trong tuần

Tuần qua có tổng cộng gần 1,02 tỷ cổ phiếu ngân hàng được trao tay giữa các nhà đầu tư, tương ứng với giá trị giao dịch đạt gần 26.271 tỷ đồng; tăng 9,9% về khối lượng và tăng 9,6% về giá trị so với tuần trước. 

Trong tuần, SHB tiếp tục sở hữu thanh khoản cao nhất ngành với khối lượng giao dịch đạt hơn 246 triệu đơn vị. Đây là tuần thứ tư liên tiếp SHB dẫn đầu thanh khoản ngành ngân hàng. 

Lũy kế từ đầu năm, có tổng cộng hơn 1,68 tỷ cổ phiếu SHB được giao dịch với giá trị đạt hơn 28.842 tỷ đồng, Trong đó, hơn 91% lượng cổ phiếu SHB được trao tay theo phương thức khớp lệnh trực tiếp trên sàn.

Ngoài SHB thì STB cũng duy trì thanh khoản ở mức cao trong tuần qua với hơn 152 triệu đơn vị. MBB, TCB và MSB lần lượt đứng kế sau với khối lượng giao dịch đạt 75,4 triệu, 71,2 triệu và 68,5 triệu đơn vị.

Xét về giá trị giao dịch, SHB cũng đứng đầu toàn ngành với hơn 4.629 tỷ đồng, tăng gần 59% so tuần trước. 

Ngoài SHB, một loạt mã ngân hàng khác cũng sở hữu thanh khoản trong khoảng 2.000 - 3.000 tỷ đồng như STB (2.966 tỷ đồng), TCB (2.887 tỷ đồng), CTG (2.464 tỷ đồng), MBB (2.172 tỷ đồng), ACB (2.100 tỷ đồng).

z2391369795594_eee4db6fd7c1c959d41f79efa224340e.jpg

Thanh khoản SGB tăng đột biến nhờ giao dịch thỏa thuận

Tuần qua chứng kiến sự gia tăng thanh khoản của 17/25 mã ngân hàng. Trong đó, khối lượng giao dịch của SGB đạt gần 16,3 triệu cp, gấp 12,5 lần tuần trước. Đột biến thanh khoản của SGB chủ yếu đến từ các giao dịch thỏa thuận với hơn 15,6 triệu cp được trao tay theo hình thức này, chiếm 96%.

Bên cạnh SGB, một loạt mã ngân hàng sở hữu thanh khoản gấp 2 - 8 lần so với tuần trước như BAB (gấp 8 lần), PGB (gấp 3,2 lần), MSB (gấp 3,1 lần), VBB (gấp 1,9 lần).

Ngoài ra, 4 mã khác cũng có khối lượng giao dịch tăng trên 50% là VIB, BID, HDB và CTG.

Ngược lại, tuần qua có 8 mã ngân hàng sụt giảm khối lượng giao dịch. Trong đó, thanh khoản ACB giảm hơn 58%, xuống còn hơn 62,6 triệu cp. Sự sụt giảm thanh khoản của ACB do không còn các giao dịch thỏa thuận "khủng'' của Dragon Capital như trong tuần trước.

Ngoài ACB thì OCB và LPB là những mã có khối lượng giao dịch giảm hơn 20%.

z2391307068163_fba2331511aa95c038c4f1ff627bbef0.jpg

Thay đổi khối lượng giao dịch so với tuần trước (Nguồn: Quốc Thụy tổng hợp).

Xét về phương thức giao dịch, tuần qua có hơn 890 triệu cổ phiếu ngân hàng được giao dịch theo phương thức khớp lệnh trên sàn, tương ứng với giá trị giao dịch đạt gần 22.734 tỷ đồng, chiếm hơn 87,5% về khối lượng và 86,5% giá trị.

Hơn 127 triệu cp còn lại được giao dịch theo hình thức thỏa thuận với giá trị đạt hơn 3.537 tỷ đồng. 

Trong đó, STB sở hữu khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn nhất ngành với hơn 23 triệu đơn vị, chiếm hơn 15% tổng số cổ phiếu này được mua bán trong tuần qua. 

Ngoài STB, giao dịch thỏa thuận cũng diễn ra "nhộn nhịp" tại nhiều mã ngân hàng khác như MSB (hơn 21 triệu cp), VPB (gần 18,9 triệu cp), TCB (hơn 17,6 triệu cp), SGB (hơn 15,6 triệu cp), ACB (hơn 14,8 triệu cp),...

z2391306903797_413597bc1b8fcb0b2121d3e3f0bd4562.jpg

(Nguồn: Quốc Thụy tổng hợp)

Quốc Thụy

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.