|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt, VN-Index áp sát mốc 1.110 điểm

15:00 | 14/11/2023
Chia sẻ
Thị trường giao dịch tích cực hơn về cuối phiên khi lực cầu trở lại, VN-Index dù không thể đóng cửa cao nhất ngày nhưng đã tạm ngắt chuỗi điều chỉnh 3 phiên liên tục.

Đóng cửa, VN-Index tăng 9,66 điểm (0,88%) lên 1.109,73 điểm, HNX-Index tăng 1,32 điểm (0,58%) đạt 227,43 điểm, UPCoM-Index tăng 0,67 điểm (0,78%) lên 86,65 điểm.

Thị trường giao dịch tích cực hơn về cuối phiên khi lực cầu trở lại, VN-Index dù không thể đóng cửa cao nhất ngày nhưng đã tạm ngắt chuỗi điều chỉnh 3 phiên liên tục.

Sắc xanh của các mã trong rổ VN30 đóng vai trò dẫn dắt đà tăng của chỉ số. Kết phiên, rổ VN30 có 25 mã tăng giá, áp đảo so với 5 mã giảm giá. Cổ phiếu MWG là mã tăng mạnh nhất trong nhóm vốn hóa lớn với tỷ lệ 3,8% lên 41.500 đồng/cp. Bên cạnh đó, các mã tăng giá từ 2% trở lên có SHB, STB, BID, VIB, VPB, VRE. Chiều ngược lại, VHM và HPG đóng cửa giảm lần lượt 0,8% và 0,7%, đây cũng là hai mã tác động tiêu cực nhất lên VN-Index phiên hôm nay.

 Top cổ phiếu ảnh hưởng đến VN-Index trong phiên 14/11. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Nhóm ngân hàng giữ vai trò dẫn dắt thị trường chung với mức đóng góp hơn 6 điểm cho VN-Index. Trong đó, EIB vẫn giữ được sắc tím khi đóng cửa, khối lượng dư mua giá trần được nâng lên 748.900 đơn vị. 

Tại nhóm chứng khoán, hầu hết cổ phiếu giao dịch khởi sắc, điển hình như CSI (+4,7%), ORS (+3,1%), SBS (+2,8%), MBS (+1,5%), SSI (+1%), VND (+1%), ... Trong khi đó, PSI, VUA, PHS không giữ được đà tăng trong phiên sáng và đóng cửa trong sắc đỏ.

Về độ rộng của thị trường, sàn HOSE hôm nay có 365 mã tăng giá, áp đảo so với 171 mã giảm giá và 91 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản thị trường đạt mức trung bình. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 965 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 19.425 tỷ đồng. Trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HOSE phiên hôm nay tăng gần 8% lên 15.567 tỷ đồng.

Dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index một lần nữa thử thách kháng cự mạnh MA200 quanh 1.115 điểm nhưng chưa thể vượt qua, chỉ số đóng cửa tạo cây nến doji cho thấy hai bên mua bán vẫn đang cân bằng. 

Tính đến 13h40, VN-Index tăng 7,42 điểm (0,67%) lên 1.107,49 điểm, VN30-Index tăng 8,93 điểm (0,81%) đạt 1.115,65 điểm.

Bước sang phiên chiều, các chỉ số đồng loạt hạ độ cao khi áp lực bán trở lại với các cổ phiếu midcap. VN-Index cũng hạ nhiệt khi chỉ còn tăng hơn 7 điểm.

Chi tiết theo nhóm ngành, cổ phiếu bất động sản chịu áp lực bán ra với một số mã giao dịch dưới ngưỡng tham chiếu như DXS (-1,4%), DXG (-1,5%), CEO (-1,3%), VGC (-0,3%), HTN (-0,9%), ... Chiều ngược lại, CII, VRE, QCG, ... đang nỗ lực trụ vững trên tham chiếu.

Dừng phiên sáng, VN-Index tăng 11,05 điểm (1%) lên 1.111,12 điểm, HNX-Index tăng 2,44 điểm (1,08%) lên 228,55 điểm, UPCoM-Index tăng 0,65 điểm (0,76%) đạt 86,63 điểm. 

Trong ba phiên gần đây, VN-Index liên tiếp điều chỉnh từ ngưỡng 1.125 xuống mức thấp nhất là 1.194, tương đương mất gần 30 điểm. Điểm tích cực là các cổ phiếu midcap chủ yếu có động thái đi ngang tích lũy và không xảy ra hiện tượng bán tháo trên thị trường. 

Bước sang phiên sáng nay, lực cầu chủ động gia nhập giúp VN-Index mở gap tăng gần 9 điểm ngay sau phiên ATO với điểm sáng đến từ nhóm chứng khoán, dầu khí, đầu tư công. Thanh khoản cũng có sự cải thiện so với phiên trước đó khi nhiều nhóm ngành giao dịch tích cực từ đầu phiên.

Cổ phiếu ngân hàng giữ vai trò dẫn dắt chỉ số khi hơn nửa điểm số tăng của VN-Index đến từ nhóm này. Trong 10 mã chứng khoán tác động tích cực nhất đến thị trường có đến 8 cổ phiếu vua.

Trên sàn HOSE, nhiều mã ngân hàng có mức tăng trên 2% như SHB (+4,5%), LPB (+3,6%), OCB (+3,6%), MSB (+3,4%), STB (+2,7%), VPB (+2,3%), TCB (+2,1%), VIB (+2,1%). Cổ phiếu EIB tăng kịch trần, tạm dừng ở mức giá 19.000 đồng/cp và có khối lượng dư mua giá trần là 35.000 đơn vị. Tương tự trên sàn HNX và thị trường UPCoM, cổ phiếu BVB và NAB lần lượt tăng 2,9% và 2,8% lên 10.600 đồng/cp và 11.000 đồng/cp. 

Theo diễn biến tích cực của thị trường chung, nhiều cổ phiếu chứng khoán vốn hóa nhỏ tăng mạnh như PHS (+11,7%), CSI (+3,8%), VIX (+3,8%), ORS (+2,8%), AGR (+2,7%), VIG (+2,7%), VUA (+2,4%), CTS (+2,3%), DSC (+2,3%).

Về độ rộng của thị trường, sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng điện. Sàn HOSE có 380 mã tăng giá trong khi có 110 mã giảm giá và 83 mã đứng giá tham chiếu. Rổ VN30 có 24 mã tăng, 4 mã giảm và 2 mã đứng giá tham chiếu. Tương tự, sàn HNX ghi nhận 101 mã tăng giá, 40 mã giảm giá và 57 mã đứng tham chiếu.

Giao dịch tích cực của thị trường thu hút dòng tiền tham gia. Tổng giá trị giao dịch phiên sáng nay đạt gần 9.900 tỷ đồng, riêng giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE đạt 8.258 tỷ đồng, tăng gần 32% so với phiên trước và tăng hơn 40% so với giá trị trung bình trong 1 tháng gần đây.

Thanh khoản khớp lệnh trên HOSE phiên 14/11 so sánh với mức bình quân trong một tháng trở lại đây. Nguồn: Algo Platform. 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Thảo

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.