|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu FLC tăng kịch trần sau 5 phiên dư bán giá sàn

16:19 | 22/04/2022
Chia sẻ
Cổ phiếu Tập đoàn FLC và các doanh nghiệp liên quan như ROS, KLF, AMD, … giao dịch khởi sắc trong phiên 22/4 sau nhiều ngày bị bán tháo, thanh khoản cũng cải thiện đáng kể.

Ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC. (Ảnh: Song Ngọc).

Kết phiên 22/4, toàn thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận 71 cổ phiếu tăng kịch trần, trong đó có cổ phiếu Tập đoàn FLC và các doanh nghiệp liên quan như CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (Mã: KLF), CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (Mã: AMD), CTCP Chứng khoán BOS (Mã: ART).

Cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros và mã HAI của CTCP Nông dược HAI cũng đóng cửa trong sắc xanh lần lượt 6,4% và 4,1%. Trong phiên, đã có hơn 6,3 triệu đơn vị ROS và gần 1,3 triệu đơn vị HAI được khớp ở mức giá trần.

Thanh khoản của FLC ngày 22/4 cao gấp ba lần trung bình 10 phiên vừa qua, thanh khoản của ROS cao gấp 2,6 lần, khối lượng khớp lệnh của AMD, KLF và HAI hôm nay cũng cao hơn đáng kể trung bình 10 phiên gần nhất.

Cổ phiếu họ FLC giao dịch khởi sắc trong phiên 22/4.

FLC tăng kịch biên độ sau chuỗi 5 phiên giảm sàn liên tiếp. Hôm qua 21/4, Tập đoàn FLC đã lên tiếng khẳng định cam kết đầu tư tại các địa phương trên cả nước, bất chấp việc Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam hôm 29/3.

FLC cho biết sẽ xúc tiến và hoàn thành thủ tục pháp lý để tiếp tục triển khai các dự án trong năm 2022 theo lộ trình, mục tiêu mà Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc đã đề ra từ đầu năm.

FLC khẳng định tập đoàn không phải chủ thể có liên quan đến việc ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố về tội thao túng thị trường chứng khoán và do đó, vụ việc về cơ bản sẽ không cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của FLC.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một số địa phương như Thanh Hóa và Bình Phước đã chấm dứt chủ trương lập quy hoạch hoặc chấm dứt hoạt động dự án của Tập đoàn FLC. Tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ đạo các sở ngành địa phương rà soát toàn diện đối với 5 dự án mà Tập đoàn FLC và các đơn vị thành viên đang nghiên cứu và triển khai.

Cũng ngày 21/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị các nhà đầu tư mua 60,1 triệu cổ phiếu FLC vào ngày 10/1/2022 liên hệ với Phòng 4/C01 trước ngày 15/6. Cơ quan công an cho rằng những nhà đầu tư mua hơn 60 triệu cổ phiếu FLC nói trên là bị hại trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Tập toàn FLC, Công ty cổ phần Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan, theo quyết định khởi tố vụ án hình sự ngày 29/3.

Tổng khối lượng khớp lệnh cổ phiếu FLC hôm 10/1 là xấp xỉ 135 triệu đơn vị. Trong đó, giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết đã bị hủy bỏ ngay sau đó vì ông Quyết bán khi chưa đăng ký trước theo quy định của pháp luật. Những nhà đầu tư khớp lệnh mua 74,8 triệu cổ phiếu này đã được hoàn tiền.

Như vậy, cơ quan công an đang tìm kiếm những nhà đầu tư mua cổ phiếu FLC trong ngày 10/1 nhưng không được hoàn tiền vì không khớp đúng lệnh bán của ông Trịnh Văn Quyết.

Sau phiên tăng trần hôm nay, giá cổ phiếu FLC vẫn còn thấp hơn 63% so với ngày đầu năm 2022, như thể hiện trong biểu đồ dưới đây. Các cổ phiếu liên quan như ROS, HAI, ART, KLF và AMD cũng đang kém xa mức đầu năm.

Cổ phiếu họ FLC ngóc lên trong phiên 22/4 sau nhiều ngày lao dốc.

Cổ phiếu GAB của CTCP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC là trường hợp đặc biệt khi hoàn toàn không có giao dịch trong 18 phiên kể từ khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam đến nay. Ông Quyết là cổ đông lớn nhất sở hữu hơn 51% trong tổng số 14,9 triệu cổ phiếu GAB đang lưu hành. Giá GAB đi ngang ở mức 196.400 đồng/cp trong hơn ba tuần qua.

FLC GAB mới công bố báo cáo tài chính quý I cho thấy tổng doanh thu đạt 65,4 tỷ đồng, giảm gần 17% so với cùng kỳ 2021. Công ty lỗ sau thuế gần 1,1 tỷ đồng, trong khi quý I năm ngoái có lãi 343 triệu đồng.

FLC GAB sẽ tổ chức đại hội cổ đông thường niên vào ngày 28/4, FLC Stone tổ chức một ngày trước đó, vào hôm 27/4. Tập đoàn FLC sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 9/5 để tổ chức đại hội bất thường, ngày tiến hành đại hội chưa được công bố.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Song Ngọc

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.