Theo báo cáo tình hình cổ phần hóa, thoái vốn của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), 9 tháng đầu năm 2017, các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước đã thoái vốn được 3.838 tỷ đồng, thu về 15.998 tỷ đồng (bao gồm cả các khoản thoái vốn trong năm 2016).
Tổng giá trị thực tế của 34 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa trong 9 tháng đầu 2017 là 80.636 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 20.881 tỷ đồng.
Một chaebol đất Bình Dương (Becamex IDC), một đại gia bất động sản khu công nghiệp và điện năng (IDICO) và một trong những doanh nghiệp xây dựng lớn nhất cả nước, đảm nhiệm nhiều công trình quan trọng tầm cỡ quốc gia (Tổng công ty Sông Đà), tất cả đang chuẩn bị cho 1 kế hoạch IPO sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới, giai đoạn cuối năm 2017.
Việc cổ phần hóa, bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp (DN) thuộc Bộ Xây dựng, doanh nghiệp có vốn góp Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu như Idico, VICEM, Sông Đà, HUD, Lilama… sẽ mang đến những cơ hội đầu tư lớn.
Dệt 19/5 sẽ bán cho nhà đầu tư chiến lược 8,94 triệu cổ phần, chiếm 33,43% vốn điều lệ; ngoài ra bán đấu giá công khai ra bên ngoài 8,9 triệu cổ phần còn lại, tương ứng 33,51% vốn điều lệ.
Quá trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thường xuyên được thúc đẩy bởi các chương trình tái cơ cấu DNNN trong suốt sáu năm qua, với mục tiêu và chi phí không nhỏ, song kết quả đạt được không tương xứng. Nhà đầu tư vẫn khẳng định: không dễ mua DNNN
Thống kê của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, vốn huy động qua kênh đấu thầu chiếm 57% tổng vốn đầu tư khu vực Nhà nước, 21% tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Ông chủ thực sự tại VFS không phải là công ty vận tải thủy Vivaso mà lại là công ty chuyên về bất động sản, hạ tầng giao thông Vạn Cường của vị đại gia Nguyễn Thủy Nguyên.
Mặc dù đã lùi tiến độ cổ phần hóa và bán lần đầu ra công chúng (IPO) tới quý IV/2017, song xem ra đến hết năm 2017 chưa chắc việc cổ phần hóa tại tập đoàn này sẽ diễn ra theo đúng lộ trình.
Niềm tin của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài đối với việc cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang đứng trước thách thức mới khi 4 lãnh đạo của công ty này bị triệu tập liên quan cáo buộc nhận tiền “bất hợp pháp” từ nguyên Tổng giám đốc OceanBank Nguyễn Minh Thu.