Không dễ mua DNNN
Đến nay, Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ mua 20% cổ phần của VietinBank (2012) trị giá 743 triệu đô la Mỹ được xem là thương vụ lớn nhất về bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại. Ảnh: T.L |
Các giao dịch cổ phần chiến lược đang gặp khó khăn
Luật sư Tony Foster, điều hành văn phòng tại Việt Nam của Công ty Luật Freshfields Bruckhaus Deringer, là người có 20 năm quan tâm và tham gia tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài về việc mua bán cổ phần một số DNNN. Theo ông, từ thương vụ Nhà nước bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài tại Công ty Đồ hộp Hạ Long (năm 1997) đến nay, quá trình CPH vẫn đang gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp công bố muốn tìm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy.
Tại hội thảo “CPH DNNN từ góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AMCHAM) tổ chức tại Hà Nội cuối tuần trước, ông Foster nói: “Các nhà đầu tư chưa thể gọi là nhà đầu tư chiến lược vì lượng cổ phần bán ra chưa bao giờ quá 20%”.
Ông dẫn chứng, Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) mua 20% cổ phần của VietinBank (2012) trị giá 743 triệu đô la Mỹ được xem là thương vụ lớn nhất về bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoại. Các thương vụ sau như Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) mua 15% cổ phần của Vietcombank mất năm năm đàm phán và nhiều trở ngại khác. Carlsberg mua 16% cổ phần của Habeco thì hiện chưa được đảm bảo về quyền ưu tiên mua trước như điều kiện thỏa thuận với nhà đầu tư chiến lược. Nhiều thương vụ như ANA mua cổ phần của Vietnam Airlines, JX Nippon Oil & Energy mua 10% cổ phần của Petrolimex... do lượng mua được không cao nên cũng hạn chế về quyền kiểm soát, quyền điều hành, hạn chế quyền chuyển nhượng hay khả năng sinh lời...
Nhiều vụ rao bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược tại các doanh nghiệp lớn như MobiFone, PV Oil, Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) đã bị trì hoãn từ một, hai năm đến 10 năm nay. Các doanh nghiệp khác dự định bán cổ phần lần đầu như Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, tập đoàn Hóa chất hay Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power) cũng chưa công bố kế hoạch cụ thể dù lộ trình IPO sẽ đến vào cuối năm nay.
Sự sôi động trong tiến trình CPH lâu nay thực chất chỉ là nhờ các hoạt động đầu cơ mang tính trục lợi đối với tài sản DNNN được bán ra, do cách thức và quy trình CPH, nhất là quy trình cung cấp thông tin và định giá, thường là lỏng lẻo một cách có chủ đích.
Vị luật sư này cho rằng có hai đối tượng mua cổ phần tại DNNN là nhà đầu tư chiến lược hoặc nhà đầu tư tài chính. Với nhà đầu tư tài chính tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn, họ cũng phải tính đến rủi ro rớt giá nếu thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp sau CPH đi xuống.
Trong khi đó, nhà đầu tư chiến lược muốn tăng giá trị đầu tư, tận dụng các lợi thế của DNNN sau CPH thì phải có vốn lớn để mua cổ phần có quyền kiểm soát, tham gia vào quản trị doanh nghiệp, đổi mới DNNN thực sự và xây dựng vị thế quốc tế của doanh nghiệp. Đối tượng nào cũng cần sự minh bạch từ phía doanh nghiệp để đánh giá đúng tiềm năng cổ phiếu. Tuy nhiên, tỷ lệ bán cổ phần thực tế tại các DNNN khi CPH đều quá ít, tài sản doanh nghiệp và các quyền không rõ, quy trình không minh bạch (thủ tục quá nhiều mà lượng bán ra quá thấp) dẫn đến giá bán cũng không minh bạch (ví dụ như bán theo giá không thấp hơn giá sàn nhưng giá sàn căn cứ vào việc định giá của các công ty tư vấn, trong nhiều trường hợp không đúng theo chuẩn quốc tế). Không chỉ đối với các nhà đầu tư nước ngoài, chỉ khi nào việc bán cổ phần tại DNNN giải quyết được bốn vấn đề, gồm cải thiện tỷ lệ chào bán (cao hơn); giá bán định giá chuẩn; tài sản và các quyền của người mua rõ ràng; quy trình bán minh bạch, thì việc bán cổ phần mới thực sự đạt được hiệu quả và không tốn chi phí cải cách của Nhà nước.
Kết quả nhìn từ mục tiêu tái cơ cấu: có thể coi bằng 0?
“96,5% số DNNN được CPH nhưng chỉ có 8% số vốn nhà nước được chuyển giao cho khu vực tư nhân”, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên dẫn lại lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói trong một cuộc họp năm 2016 về CPH, cho thấy mục tiêu tái cơ cấu đề ra rất lớn nhưng thực tế đo đếm được lại rất thấp. Ông Thiên còn đặt câu hỏi: Tại sao quá trình CPH DNNN thường xuyên được “thúc đẩy” với nỗ lực và chi phí không nhỏ lại đi đến một kết cục nghịch lý như trên?
Ông Thiên, trong bài phát biểu được gửi cho Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói thẳng rằng, nghịch lý này được dẫn dắt bởi động cơ “chủ nghĩa thành tích”, lấy số lượng làm đầu. Nhưng thành tích đó không phản ánh đầy đủ và chân thực bức tranh CPH nhìn từ góc độ tái cơ cấu nền kinh tế với mục tiêu chính là “chuyển nguồn lực quốc gia từ khu vực sử dụng kém hiệu quả (DNNN) sang khu vực sử dụng hiệu quả (khu vực tư nhân)”. Hay nói khác đi, vẫn theo lời ông Thiên, nhìn từ mục tiêu tái cơ cấu, kết quả đạt được có thể coi là bằng 0 vì nguồn lực hầu như vẫn giữ nguyên sở hữu nhà nước và các chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải đứng ngoài cơ cấu quản lý doanh nghiệp CPH. Mục đích thật sự không đạt được. Sự thận trọng đối với việc chuyển giao nguồn lực là cần thiết song theo góc nhìn của ông Thiên, ở thời điểm này, việc “kỳ thị” tư nhân, không tin cậy thị trường là rào cản CPH, cần phải loại bỏ sớm nhất trong việc bán DNNN.
Đó là lý do giải thích vì sao doanh nghiệp tư nhân rất ít mặn mà với việc “mua” DNNN. Sự sôi động trong tiến trình CPH lâu nay thực chất chỉ là nhờ các hoạt động đầu cơ mang tính trục lợi đối với tài sản DNNN được bán ra, do cách thức và quy trình CPH, nhất là quy trình cung cấp thông tin và định giá, thường là lỏng lẻo một cách có chủ đích.
VNPT chốt sổ IPO “Băng chuyền” quy trình cổ phần hoá Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) bắt đầu vào guồng quay chạy đua với ... |
250 triệu đồng/m2 đất vàng cạnh Hãng phim truyện Việt Nam Mức giá quy định cho đất xung quanh khu "đất vàng" của Hãng phim truyện Việt Nam là 46 triệu đồng/m2 nhưng giá giao dịch ... |
‘Đất vàng của Hãng phim truyện VN được định giá không bằng căn biệt thự cao cấp’ 4 mảnh 'đất vàng' của Hãng phim truyện VN (VFS) được nhận định có tổng giá trị theo giá thị trường lên đến 2.000 tỷ ... |
Nghịch lý cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Nguồn lực hầu như vẫn nguyên sở hữu nhà nước và các chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải đứng ngoài cơ cấu quản lý ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/