|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Có phải doanh nghiệp Việt Nam không chịu lớn?'

16:51 | 02/11/2016
Chia sẻ
Đại biểu Quốc hội Lê Quân đặt câu hỏi trước thực trạng doanh nghiệp Việt Nam ngày càng suy giảm về năng lực. Trong khi, đề án Tái cơ cấu kinh tế giai đoạn tới lại nhấn mạnh đến sự phát triển của khu vực tư nhân và cộng đồng doanh nghiệp.
co phai doanh nghiep viet nam khong chiu lon
Đại biểu Lê Quân. Ảnh: Bảo tin tức

Tại phiên thảo luận về Đề án tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 ngày 2/11, đại biểu Lê Quân, đoàn Hà Nội cho rằng đề án chưa đề cập tương xứng với câu hỏi hiện nay là làm thế nào huy động được nguồn lực trong dân để phát triển kinh tế.

Ông Quân đánh giá, nếu cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước chạy theo đầu cơ ngắn hạn như trong giai đoạn vừa qua thì sẽ không có chuyển dịch cơ cấu về mặt thực chất. Các doanh nghiệp vẫn thiếu cơ hội để đầu tư.

Còn đại biểu Phạm Phú Quốc đoàn TP HCM lại cho rằng, cản trở một phần đến từ nền kinh tế vẫn còn thiếu tôn trọng các nguyên tắc của thị trường, vẫn có sự can thiệp hành chính vào quá trình giao lưu hàng hóa.

"Có phải các doanh nghiệp Việt Nam mãi không chịu lớn? Các doanh nghiệp ngày càng suy giảm về năng lực và hiệu quả. Chưa có các doanh nghiệp Việt Nam có thương hiệu và sản phẩm mang tính chất quốc tế, tầm quốc tế", ông Quân nhận xét.

Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch VCCI cũng cho biết, hiện nay 60% doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh không có lãi.

Ông Quân cho rằng, đề án phải đưa ra được câu trả lời có phải vì do niềm tin khi đầu tư hoặc đơn thuần là vấn đề thủ tục, môi trường kinh doanh hoặc trong bối cảnh hiện nay đang thiếu rất nhiều cơ hội đầu tư để các khu vực tư nhân có thể tham gia.

Trong khi đó, "tham vọng" của đề án tái cơ cấu kinh tế là huy động 10,5 triệu tỷ, theo nhận xét của đại biểu Phùng Văn Hùng đoàn Cao Bằng, cần phải có sự tham gia của khu vực ngoài Nhà nước.

Do đó, đại biểu Lê Quân cho rằng kịch bản của Chính phủ đưa ra khi lựa chọn phương án tái cơ cấu cần giải phóng nguồn lực trong dân. Trước hết, cần mạnh dạn thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước, chỉ giữ lại những doanh nghiệp thực sự cần thiết liên quan đến an ninh quốc phòng, đảm bảo an sinh phúc lợi.

"Không coi một số doanh nghiệp Nhà nước là con bò sữa của ngân sách", ông Quân nhận xét. Bởi, theo ông, sau thoái vốn các con bò sữa này sẽ cho sữa nhiều hơn do hoạt động thường hiệu quả hơn và đóng thuế nhiều hơn.

Thoái vốn sẽ giúp Nhà nước thế vốn Nhà nước bằng vốn tư nhân. Hiện nay vốn trong dân, trong ngân hàng nhiều nhưng thiếu cơ hội đầu tư. Do đó, để đảm bảo hiệu quả đồng vốn thu được một mặt, phải thoái vốn để tạo điều kiện cho vốn tư nhân thay thế, một mặt khác Chính phủ nên ưu tiên dùng tiền đó cho đầu tư hạ tầng và phát triển nhân lực là một trong hai khâu trọng tâm đột phá trong nhiệm kỳ.

Đề xuất thứ 2 của ông Quân cho rằng cần đẩy mạnh hợp tác công tư vì hình thức này giúp nhanh chóng thu hút vốn xã hội vào cung ứng dịch vụ công. Tuy nhiên, trong kế hoạch tái cơ cấu và kế hoạch đầu tư trung hạn còn rất mờ nhạt về giải pháp này.

Hình thức này thời gian qua đã thu hút được rất nhiều vốn xã hội vào phát triển hạ tầng. "Lỗi không phải do BOT mà lỗi do quản lý chưa tốt dẫn đến phí và giá chưa tương xứng với chất lượng", ông Quân cho biết.

Ngoài ra, đại biểu Lê Quân cho rằng nên manh dạn đánh giá lại các đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị hoạt động không hiệu quả thì nên cổ phần hóa. Khi đó, thu hút các nhà đầu tư tư nhân và tạo điều kiện cho lĩnh vực tư nhân có cơ hội để đầu tư và xuống vốn trong các khu vực này, ông Quân nói.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thái Hoàng

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.