|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cơ hội tăng xuất khẩu vào châu Âu: Nên lạc quan 'dè dặt'

06:46 | 29/06/2019
Chia sẻ
Không ít chuyên gia thương mại cho rằng, cơ hội cho hàng Việt vào EU là có, tuy nhiên nên lạc quan “dè dặt” hơn bởi rất nhiều ngành hàng VN chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của EU.

Chẳng hạn với nông sản hiện tại là ưu thế của VN, nhưng để xuất sang EU, khoảng cách địa lý xa gặp nhiều khó khăn. 

Một chuyên gia thương mại trong Hiệp hội DN châu Âu tại VN (Eurocham) cho rằng, VN vẫn đang xuất khẩu nông sản thô như cà phê, tiêu, gia vị các loại, chè, cao su chế biến chất lượng cao và gạo. Tuy nhiên, gạo cho dù thuế về 0% vẫn khó cạnh tranh tốt với gạo Thái nếu sản lượng cung cấp không đều.

“Thị trường EU rất coi trọng việc truy xuất nguồn gốc, QR code được đa số người mua hàng áp dụng và coi như điều bình thường, DN Việt luôn bị “nạn” với hàng xuất khẩu thủy sản bị thẻ vàng cũng do lơ là trong truy xuất nguồn gốc. Nhiều loại trái cây VN được thị trường Mỹ chuộng, cấp phép cho nhập không có nghĩa là có cơ hội với thị trường EU. 

Chẳng hạn quả xoài, EU vẫn nhập từ châu Phi cũng như nhiều loại quả với tiêu chuẩn tốt và đường vận chuyển gần, giá rẻ hơn nhiều so với mua trái cây ở VN. Hoặc hạt điều, EU cũng mua từ châu Phi hoặc Ấn Độ lâu nay. 

Tuy nhiên, các mặt hàng kinh doanh nhỏ lẻ hơn như rau sạch vào mùa đông, hoa tươi... thì VN lại có lợi thế khi thuế suất về 0%. Theo dự báo của cộng đồng DN Eurocham, trong thời gian ngắn, xuất khẩu mặt hàng kinh doanh nhỏ sang EU có thể tăng 5 - 10%”, vị chuyên gia thương mại Eurocham nhận xét.

Theo chuyên gia này, sản phẩm da giày sang EU có triển vọng tốt nhất, tuy nhiên lưu ý đừng để việc bị kiện chống bán phá giá quay trở lại. Việc tuân thủ để tránh bị điều tra, bị kiện và bị phạt sẽ tạo ra không ít thách thức cho DN.

Các chuyên gia của HSBC VN nêu những yếu tố phát triển bền vững mà hiệp định đưa lại như cam kết thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, cam kết tôn trọng và thực hiện những quy tắc của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) liên quan tới quyền cơ bản của người lao động. 

Áp lực cạnh tranh cao có thể làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp do tình trạng cắt giảm nhân công, nhất là lao động phổ thông, để tiết kiệm chi phí, đổi mới kỹ thuật và quản trị, hoặc DN vừa và nhỏ không đáp ứng cạnh tranh nổi buộc phá sản. 

Các tiêu chuẩn về lao động làm quá số giờ quy định, số ngày nghỉ, môi trường làm việc, vệ sinh an toàn lao động... đều được coi là áp lực cho DN chứ không phải câu chuyện tăng xuất khẩu hàng hóa.

Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa VN và EU

Cơ hội tăng xuất khẩu vào châu Âu: Nên lạc quan 'dè dặt' - Ảnh 1.

Đồ họa: Đông Xuân

M.Phương

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.