Cơ hội mới trong hợp tác thương mại giữa Hong Kong với các nước Đông Nam Á
Cơ hội mới trong hợp tác thương mại giữa Hong Kong với các nước Đông Nam Á. Ảnh: Reuters |
Theo Thương báo (Hong Kong), đầu tháng 8 tới, tân Trưởng Đặc khu Hong Kong, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) sẽ có chuyến thăm và làm việc đầu tiên ở nước ngoài kể từ sau khi nhậm chức.
Địa điểm được lựa chọn là khu vực Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chính là nhằm tận dụng tốt vai trò đầu mối then chốt trong khu vực của Hong Kong, phát huy vai trò đặc thù “cửa ngõ ra vào giữa Trung Quốc đại lục và thế giới”.
Có nhiều thông tin cho rằng, Hong Kong và 10 nước ASEAN cùng với Trung Quốc đại lục nhiều khả năng sẽ sớm ký Hiệp định “ASEAN 10 + 1 + 1” vào đầu tháng 9 năm nay, giúp Hong Kong khai thác vùng kinh tế thương mại khổng lồ, đồng thời giúp Hong Kong tự thân phát triển, xây dựng Khu vực Vùng vịnh Quảng Đông - Hong Kong - Macau và “Vành đai, Con đường”, mở ra cơ hội kinh doanh vô tận.
Trên cơ sở lợi thế địa lý và nền văn hóa gần giống nhau, đầu tư và thương mại giữa Hong Kong và khu vực ASEAN có lịch sử lâu dài và đi vào chiều sâu. ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của
Năm 2016, có 3 nước ASEAN nằm trong top 10 nước và vùng lãnh thổ có kim ngạch ngoại thương cao nhất với Hong Kong, tổng cộng chiếm 7,6%, trong khi xuất khẩu của Hong Kong sang ASEAN tăng trưởng cũng đạt 8,6%.
Ngoài ra, thương mại giữa Trung Quốc đại lục và các nước Đông Nam Á thông qua tái xuất ở Hong Kong chiếm 10% và đang trên đà đi lên.
Cùng với tiến trình của chiến lược “Vành đai, Con đường”, thương mại giữa Trung Quốc đại lục với khu vực ASEAN sẽ mở ra tốc độ tăng trưởng tốt, ưu thế và vai trò là một cảng biển trung chuyển “siêu cấp” của
Nhận được sự hỗ trợ của Chính quyền Trung ương Trung Quốc và các nước ASEAN, Hiệp định “Khu vực thương mại tự do ASEAN 10 + 1 + 1” giữa Hong Kong cùng với 10 nước ASEAN và Trung Quốc đại lục có triển vọng sẽ được ký kết vào tháng 9 tới, sớm hơn thời gian dự kiến trước đó là vào tháng 11.
Đàm phán “Khu vực thương mại tự do 10 + 6” (10 nước ASEAN cộng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ) giúp Hong Kong tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ đặt một nền tảng vững chắc và tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế thương mại của Hong Kong, đồng thời tạo điều kiện để Hong Kong đóng một vai trò mạnh mẽ hơn trong quá trình phát triển khu vực.
Hong Kong nằm ở phía Đông Nam của hai đại lục Âu – Á, nối châu Á với các đầu mối trên biển quan trọng, là cửa ngõ ra vào để hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc đại lục và ASEAN, đồng thời là điểm xung yếu của “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”.
Cùng với việc khánh thành tuyến đường sắt Trung - Âu (Thâm Quyến – Minsk) hồi tháng 5 vừa qua và tuyến đường sắt cao tốc Quảng Châu - Thâm Quyến - Hong Kong sắp hoàn thành, Hong Kong sẽ là điểm khởi đầu phía Đông của tuyến đường sắt Trung - Âu, đồng thời sẽ kết nối với ASEAN, Trung Quốc đại lục và các nước dọc tuyến đường dọc 2 châu lục Âu – Á thành một dải, trở thành điểm liên kết của chiến lược “Vành đai, Con đường”.
Trọng điểm của việc xây dựng “Vành đai, Con đường” là công trình quốc tế quan trọng thúc đẩy rất nhiều yếu tố như “5 dòng chảy” (dòng chảy con người, dòng chảy hàng hóa, dòng chảy dịch vụ, dòng chảy vốn, dòng chảy thông tin).
Chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp Hong Kong cần nắm bắt cơ hội lịch sử là các thỏa thuận thương mại tự do với ASEAN, trên đà thuận lợi đó, làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác với các nước và khu vực của Đông Nam Á dọc “Vành đai, Con đường”, thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư của các đối tác khu vực và quốc tế, biến cạnh tranh thành hợp tác cùng thắng, từ đó phát huy những tiềm lực của Hong Kong để đạt được những đổi thay về kinh tế và có những đóng góp mới cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
Nhà đầu tư Trung Quốc 'để mắt' tới bất động sản khu vực Đông Nam Á | |
Nhà giàu Hồng Kông và Trung Quốc ồ ạt đổ tiền vào bất động sản Singapore | |
Amazon vừa tạo một cú hích lớn tại thị trường Đông Nam Á |