|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Cơ hội mở rộng cho xuất khẩu gỗ Việt Nam sang Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc

11:42 | 14/10/2016
Chia sẻ
8 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục tăng với nhiều cơ hội mở rộng khi các hiệp định thương mại được ký kết.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam 8 tháng đầu năm này đạt trên 4,4 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, sản phẩm gỗ xuất khẩu đạt 3,19 tỷ USD, chiếm trên 72% tổng giá trị xuất khẩu, và tăng 4,99% so với cùng kỳ.

Dự kiến cả năm nay, xuất khẩu nhóm sản phẩm gỗ đạt mục tiêu đặt ra 7,2 tỷ USD, theo số liệu từ Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương Mại - Bộ Công Thương (VITIC).

co hoi mo rong cho xuat khau go viet nam sang my nhat ban han quoc
Xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang các thị trường lớn còn nhiều tiềm năng (Nguồn: IT)

Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, Mỹ tiếp tục là thị trường tiêu thụ lớn nhất các loại gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, chiếm 39,7% tổng giá trị xuất khẩu, đạt 1,7 tỷ USD.

Theo báo cáo từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản (VIFORES), giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào Mỹ có xu hướng tăng, ở trên 10%/năm, với tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước. Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 20 loại mặt hàng thuộc nhóm gỗ HS 44 đạt giá trị trên dưới 100 triệu USD.

Trao đổi tại hội thảo “Ngành công nghiệp chế biến gỗ: Mở cơ hội xuất khẩu”, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách của Tổ chức Forest Trends nhận định, Mỹ là thị trường nhiều tiềm năng cho ngành gỗ Việt Nam và cũng là đích ngắm của nhiều nước, kể cả Trung Quốc. Hiệp định TPP sẽ giúp mở rộng cơ hội cho xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào thị trường này.

Tuy nhiên, việc doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt đầu tư vào thị trường gỗ Việt Nam khiến nhiều doanh nghiệp đối mặt với việc bị kiện chống bán phá giá từ phía Mỹ do lượng hàng quá nhanh, giá rẻ, có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Thị trường Nhật Bản tiếp tục được mở rộng trong những năm tới, nhưng cơ hội không chỉ dành riêng cho Việt Nam mà được chia đều cho các doanh nghiệp của Trung Quốc, EU, Malaysia - đang trực tiếp tham gia tại thị trường này.

Tính đến hết tháng 8, giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 644 triệu USD với các mặt hàng chính gồm dăm gỗ, đồ nội thất phòng ngủ, đồ gỗ ngoài trời, ghế gỗ và đồ nội thất văn phòng.

VIFORES nhận định, trong hiệp định TTP, Nhật Bản là một trong những nước thành viên đóng vai trò trụ cột, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Ngoài ra, những thay đổi về chính sách liên quan đến sản phẩm gỗ tại Nhật Bản để chuẩn bị cho thế vận hội Tokyo cũng đang tạo ra cơ hội lớn cho ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam .

Cũng theo VIFORES, Hàn Quốc là thị trường nhiều tiềm năng cho ngành gỗ với tốc độ tăng trường xuất khẩu bình quân vào thị trường này giai đoạn 2013-2016 khoảng 27%/năm. Tính riêng 8 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu gỗ sang Hàn Quốc đạt 376 triệu USD.

Các mặt hàng chính xuất khẩu sang thị trường này gồm đồ gỗ nội thất, dăm gỗ, gỗ dán. Hầu hết các sản phẩm được làm từ nguồn rừng trồng trong nước như keo, cao su, bạch đàn. Tuy vậy, điều đáng chú ý là có khá nhiều sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này hiện vẫn chưa được khai báo về chủng loại gỗ.

Trong thời gian tới, Hiệp định đối tác tự nguyện VPA FLEGT được ký kết giữa 2 nước chắn chắn sẽ tạo nhiiều cơ hội mới cho ngành gỗ. Theo đánh giá từ VIFORES, thị trường này có thể không xảy ra những rủi ro như các thị trường Mỹ, Nhật, Úc liên quan đến tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu.

Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc đang nghiên cứu và có nhiều khả năng trong tương lai không xa sẽ áp dụng các chính sách chặt chẽ hơn có liên quan đến tính hợp pháp của sản phẩm gỗ tiêu thụ tại thị trường này.

Hồng Vũ

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).