Chuyên gia SGI Capital: Lạm phát và lãi suất trong những tháng tới không có tính đột biến cao, tạo thuận lợi cho việc đầu tư chứng khoán
Tại buổi livestream với chủ đề "Lạm phát và xu hướng lãi suất - Những ý tưởng đầu tư cho năm 2022", ông Nguyễn Trung Thành - Giám đốc chiến lược SGI Capital đã đưa ra nhận định rằng yếu tố lạm phát và lãi suất trong 6 - 9 tháng tới của Việt Nam sẽ không có tính đột biến cao. Điều này sẽ phần nào tạo thuận lợi cho kênh đầu tư chứng khoán.
Theo ông Thành, chu kỳ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đi sau so với các quốc gia châu Âu, Mỹ hay Trung Quốc. Do đó, chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng khác với các quốc gia này.
Cụ thể, Trung Quốc đã bước vào pha suy giảm nhanh, với 2 lần giảm lãi suất điều hành, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nhằm bơm tiền vào nền kinh tế, hỗ trợ thanh khoản.
Trong khi đó, Mỹ sau chu kỳ tăng trưởng nóng của năm 2021, cuộc họp gần nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã định hình ra giai đoạn tiếp theo sẽ tăng lãi suất từ 5 -7 lần trong 2022.
Còn ở Việt Nam thì ngược lại, nền kinh tế đang phục hồi khá yếu, du lịch mới bắt đầu mở cửa, các doanh nghiệp dịch vụ ở các thành phố mới bắt đầu quay trở lại.
"Sự không đồng pha của các nền kinh tế dẫn đến chinh sách tiền tệ khống giống nhau, tạo ra ảnh hưởng đến lạm phát và lãi suất rất khác nhau", Giám đốc chiến lược SGI Capital nói.
Theo vị chuyên gia, lạm phát là một trong những vấn đề mang tính chất tâm lý. "85% dân số Việt Nam đều đã trải qua giai đoạn lạm phát cao trên 20%. Do đó, nỗi lo về lạm phát tại luôn là thường trực", ông nói.
Dù vậy, lạm phát ở Việt Nam thời gian qua rất khó có sự thay đổi đột biến. Nếu nhìn lại trong 10 năm qua, CPI luôn nằm ổn định trong biên độ 2 - 4%.
Ông Thành cho rằng áp lực lạm phát của Việt Nam trong 2022 khó có sự đột biến, do cung tiền và tín dụng được chủ động kiểm soát, trong bối cảnh tiêu dùng và đầu tư thấp.
Bên cạnh đó, lạm phát toàn cầu đang ở vùng có nền cao của 2021, rất khó khả năng tăng tốc trong các tháng tiếp theo của 2022.
Rủi ro ngắn hạn trong 1 - 3 tháng có thể do vấn đề giá xăng dầu, ảnh hưởng từ yếu tố địa chính trị, tạo ra các dao động mạnh. "Nếu vấn đề này leo cao đủ lâu, có thể ảnh hưởng đến lạm phát của VN giống thời kỳ 2013, khi giá dầu dao động quanh mức 100 - 120 USD", theo ông Thành.
Ngoài ra, một trong những yếu tố tác động tới lạm phát của Việt Nam ở mức thấp đó là chi tiêu, tiêu dùng và đầu tư của xã hội.
"Doanh số bán lẻ vẫn ở vùng thấp của chu kì sụt giảm vừa qua, vì chúng ta mất khoảng 12- 13 tỷ USD doanh số của ngành du lịch. Tổng đầu tư toàn xã hội bị sụt giảm cả đầu tư tư nhân lẫn đầu tư, giải ngân từ nước ngoài", theo vị chuyên gia.
Chính vì vậy, ông cho rằng lạm phát Việt Nam trong 2022 sẽ ở mức dưới 4%, trừ khi giá dầu leo rất cao trong một thời gian đủ dài.
Mặt khác, ông đánh giá đây cũng là một yếu tố giúp chính sách tiền tệ của Việt Nam còn dư địa để kiểm soát cả tín dụng và các yếu tố của lãi suất. Trên góc độ quốc tế, ông cho rằng áp lực của việc tăng lãi suất giống như Fed hay các quốc gia mới nổi khác là thấp.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/