|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình: Cơ hội để doanh nghiệp tận dụng các giải pháp tài chính giữa biến động của thị trường cà phê

14:40 | 16/06/2021
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa thương phẩm đã qua một năm rưỡi sống chung với đại dịch COVID-19, phải chống chọi với nhiều khó khăn. Ngành hàng cà phê thế giới cũng nằm trong thực tế ấy.
Chuyên gia Nguyễn Quang Bình: Cơ hội để doanh nghiệp tận dụng các giải pháp tài chính giữa biến động của thị trường cà phê - Ảnh 1.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình. (Ảnh: Sacombank).

Cả một thời gian dài giữa đại dịch người tiêu dùng bị hạn chế đi du lịch, ra hàng quán, nhà hàng, đành phải ngồi nhà nhâm nhi cà phê do lệnh phong tỏa ở hầu hết các quốc gia. Đằng sau tình cảnh ấy, chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng của ngành cà phê toàn cầu điêu đứng trước những lần dịch bùng phát liên tiếp tại Brazil, Ấn Độ và ngay cả Việt Nam.

Giá cước vận tải biển cao ngất ngưởng do thiếu containers rỗng và chỗ trên tàu. Ước tính mỗi tấn cà phê từ các cảng biển Việt Nam đi Châu Âu phải cõng chi phí từ 350 - 370 USD/tấn, so với trước đây chừng 50 - 80 USD/tấn. 

Chi phí vận tải, lưu kho, tài chính, hao hụt tự nhiên…mỗi lúc một cao, đẩy giá đầu vào lên không ngừng. Cả nhà nhập khẩu và xuất khẩu đều trong tình trạng lưỡng lự đưa hàng vào lưu thông.

Tình hình cung - cầu cà phê

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đưa ra dự báo tình hình cung - cầu cà phê thế giới với những nét chính như sau:

Tính trong niên vụ hiện hành sẽ kết thúc vào ngày 30/9/2021, thế giới ước đạt 164,31 triệu bao (bao=60 kg) tăng so với niên vụ cũ là 177,48 triệu bao. 4 nước sản xuất cà phê hàng đầu chiếm chừng 112 triệu bao, chiếm gần 2/3 sản lượng toàn cầu, bao gồm Brazil 56,3 triệu, Việt Nam 30,83 triệu, Colombia 14,1 triệu và Indonesia 10,63 triệu bao. 

Trong khi sản lượng tại các nước cung cấp cà phê lớn thứ ba và thứ tư khá ổn định, Brazil và Việt Nam đóng vai trò quyết định trong tổng nguồn cung. Brazil mất mùa arabica nhưng được mùa robusta và Việt Nam cũng được USDA ước có nhiều cà phê hơn.

Tuy niên vụ này được đánh giá là mất mùa, nhưng trong thời gian ngắn tới, khi Brazil quay lại chu kỳ được mùa, sẽ tác động đến thị phần cà phê của Việt Nam, giá cả trên các sàn phái sinh cà phê London và New York.

Khi dịch COVID-19 có thể vẫn còn dai dẳng, nhà kinh doanh cà phê Việt Nam nói riêng, các nhà kinh doanh mặt hàng thương phẩm nói chung như năng lượng, kim loại và các mặt hàng nông sản như ngô (bắp), đậu tương (nành), lúa mì, bông vải…cần thiết nên sử dụng các công cụ kinh doanh tài chính để tự bảo vệ mình giữa một thương trường đầy sóng gió sắp tới.

Hiện nay, các ngân hàng đã quan tâm và chuẩn bị nhiều giải pháp tài chính khác nhau để giúp doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro và thu được lợi ích khi thị trường biến động. Trong đó có thể kể đến Sacombank với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp các hợp đồng tương lai và quyền chọn hàng hóa, công cụ bảo vệ giá cả giữa các thay đổi liên tục của thị trường hàng hóa.

Giá cà phê sẽ thế nào?

Mới đây, giá cà phê trên hai sàn cà phê phái sinh đã chứng kiến những bước nhảy bất ngờ, chỉ trong một phiên giao dịch, giá robusta dao động 80 - 90 USD/tấn để vào ngày 1/6/2021 đạt đỉnh 1.642 USD/tấn, giá arabica tăng giảm đến 200 - 300 USD/tấn với đỉnh 168,65 cent/pound cùng ngày.

Trong lịch sử, tháng 5 hàng năm là thời gian mua bán chậm, nhưng tháng 5/2021 đã có cú đột biến tăng mạnh trên hai sàn cà phê. Giá arabica lên mức cao nhất tính từ bốn năm rưỡi và robusta lên mức cao nhất tính từ hai năm rưỡi. 

Hiệu suất đầu tư trên hai sàn cà phê trong tháng 05/2021 đều tăng với London +116 USD/tấn tăng 7,79% và New York +16,50 cent/pound hay gần 364 USD/tấn tương đương với 11,16%.

Có thể thấy rằng giá cà phê như bao nhiêu mặt hàng khác đang được giao dịch thông qua các sàn phái sinh, đều theo hướng tăng cho đến cuối năm 2021.

Giá cà phê các sàn phái sinh và trên thị trường nội địa dự báo còn những dao động lớn, nhà kinh doanh cần tìm các giải pháp phòng ngừa và tự bảo vệ chính mình.

Sacombank đồng hành cùng các doanh nghiệp kinh doanh nông sản

Sacombank là một trong những ngân hàng được cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa với sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời là đối tác uy tín lâu năm của các sàn hàng hóa lớn trên thế giới như CBOT, CME, NYMEX, LME… Đây là những lợi thế sẽ giúp khách hàng hạn chế được rủi ro về giá cả thị trường, gia tăng lợi nhuận kinh doanh, bảo vệ nguồn vốn…

Bên cạnh mặt hàng nông sản như cà phê, Ngân hàng cung cấp đầy đủ các ngành hàng đa dạng khác như năng lượng (xăng dầu, khí thiên nhiên…), nguyên liệu công nghiệp (cao su, bông...), kim loại (sắt thép, nhôm, đồng…) với các chính sách ưu đãi về phí giao dịch, nhận thông tin chiến lược kinh doanh từ đội ngũ phân tích thị trường chuyên nghiệp. Ngoài ra, khách hàng được chủ động đặt lệnh giao dịch qua hệ thống giao dịch trực tuyến Sacombank Commodities Trader (giao diện Website và Mobile App), từ đó giúp tiết kiệm thời gian, quản lý danh mục chặt chẽ, cũng như có những trải nghiệm ưu việt nhất.

Thông tin thị trường mới nhất được cập nhật tại website http://markets.sacombank.com, khách hàng doanh nghiệp có thể liên hệ theo số điện thoại 028.6288.4108 hoặc gửi qua email sales_futures@sacombank.com để biết thêm chi tiết.


Bích Thu