|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh: Chuẩn bị tinh thần cho mức tăng GDP chỉ xấp xỉ 5% với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công

07:00 | 27/03/2020
Chia sẻ
Kịch bản COVID-19 tác động "rất xấu" đến nền kinh tế được ông Hùng Linh đưa ra, tuy nhiên ông cũng lưu ý Việt Nam đang có bộ đệm tài khóa và tiền tệ tương đối dày đề giữ cho tình hình vĩ mô ổn định.

Theo các số liệu cập nhật mới nhất từ chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh, cuộc chiến chống virus corona ở Trung Quốc gần như đã hoàn tất. Tính từ thời điểm phong tỏa Vũ Hán (23/1/2020) đến nay, Trung Quốc đã trải qua 2 tháng và 3 ngày. 

Với giả định các nước khác trên thế giới cũng “thành công” như Trung Quốc, ông Linh cho rằng sẽ cần tối thiểu 2 tháng để dập dịch và trở lại nhịp sống bình thường. Việc phong tỏa Italy bắt đầu từ ngày 9/3/2020, như vậy sớm nhất là tháng 5, cũng là tháng đầu hè để có thể kiểm soát được dịch bệnh. 

COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế thế giới, với độ mở của mình, Việt Nam không thể tránh khỏi. Mối quan tâm hiện tại là dịch bệnh tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt nam ra sao, theo ông Linh có 3 kịch bản: 

- Đợt 1: Dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc và Hàn Quốc, đã xảy ra. Ảnh hưởng chủ yếu của đợt 1 nằm ở phía cung, là nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và nguồn nhân lực tay nghề cao tác động đến nhiều ngành công nghiệp như điện tử, may mặc, hóa chất... 

Ảnh hưởng ở phía cầu có thể thấy rõ ở ngành du lịch do 2 nước Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 50% tổng xuất khẩu du lịch của Việt nam. 

Theo ông Linh, nếu như chỉ có đợt 1, mức độ ảnh hưởng của COVID-19 đến Việt Nam là không lớn do các sản xuất và tiêu dùng, du lịch sẽ hồi phục nhanh từ cuối tháng 3/2020. Bộ KHĐT dự báo dịch kiểm soát trong quí I thì GDP có thể đạt mức tăng 6,2%. Tuy nhiên, điều này đã không thành hiện thực.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh: Chuẩn bị tinh thần cho mức tăng GDP chỉ xấp xỉ 5% với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công. - Ảnh 1.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh. Ảnh: NDH

- Đợt 2: Sự lan rộng của dịch bệnh sang Tây Âu và Bắc Mỹ, kèm với tốc độ tăng nhanh người mắc bệnh tại Việt nam, hiện đang xảy ra. Theo ông Linh, ảnh hưởng chính của đợt 2 nằm ở phía cầu. 

Giả định đưa ra là dịch bệnh ổn định từ tháng 5, đến tháng 6 và chậm nhất tháng 7 tuyên bố kết thúc dịch. Khi đó ông Linh cho rằng tăng trưởng kinh tế 2 quí đầu năm sẽ rất thấp, thậm chí âm. Bù lại tăng trưởng nửa cuối năm sẽ bật tăng rất mạnh do các nước đồng loạt kích thích kinh tế. Ông Linh gọi đây là kịch bản “cơ sở”, ông cũng cho rằng việc Bộ KHĐT dự báo tốc độ tăng GDP đạt 6% nếu dịch được kiểm soát trong quí II vẫn là con số quá cao. 

- Đợt 3: Dịch bệnh kéo dài, dẫn đến khủng hoảng, đây là điều có thể xảy ra. Kịch bản này đưa ra dịch bệnh sẽ là khởi nguồn cho khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ mắt xích yếu nhất, Italy. 

Nếu dịch bệnh kéo dài hơn tháng 7, không loại trừ Mỹ hay nhiều nước phát triển khác cũng rơi vào khủng hoảng giống năm 2008 (doanh nghiệp vỡ nợ, lao động mất việc dẫn đến không thể trả vay mua nhà...). Hệ lụy của cuộc khủng hoảng này sẽ vô cùng nặng nề và kéo dài. 

Hiện tại, xác suất của kịch bản này chưa cao do sức khỏe của hệ thống ngân hàng trên toàn cầu đã tốt hơn thời điểm nổ ra khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008 (trừ hệ thống ngân hàng Italy). Đây là kịch bản “rất xấu”.

Ông Linh cho rằng, thực tế sẽ nằm đâu đó ở giữa kịch bản “cơ sở” và “rất xấu” vì hiện tại không ai dám chắc về diễn biến dịch bệnh và khả năng đứng vững của hệ thống tài chính toàn cầu.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế về các vấn đề vĩ mô khẳng định chắc chắn là GDP Việt nam 2020 sẽ không thể đạt 6%. Ông Linh cho rằng sẽ phải chuẩn bị tinh thần cho mức tăng chỉ xấp xỉ 5% với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công. Nếu giải ngân đầu tư công tiếp tục chậm chạp, lãi suất giảm không đáng kể, tăng trưởng thậm chí sẽ còn thấp hơn.

Với thị trường tài chính, theo ông Linh bộ đệm tài khóa và tiền tệ còn tương đối dày, gồm tiền sẵn có của Kho bạc (trên dưới 400 nghìn tỉ), lượng tiền NHNN đang hút khỏi lưu thông (xấp xỉ 150 nghìn tỉ) và đặc biệt là dự trữ ngoại hối (trên 80 tỉ USD). Nhờ có bộ đệm này mà ngay cả trong kịch bản “rất xấu”, Việt nam vẫn có khả năng giữ ổn định vĩ mô (và lúc này sẽ không thể tính đến tăng trưởng).

Trong ngắn hạn thì sự hoảng loạn trên thị trường tài chính toàn cầu đã dẫn tới làn sóng rút vốn mạnh của nhà đầu tư nước ngoài, điều này tác động trực tiếp lên chỉ số chứng khoán và tỷ giá của Việt nam. Trong tương lai, quan điểm của ông Linh cho rằng mô hình phục hồi chữ V, W, U hay L sẽ phụ thuộc vào 2 biến số là dịch bệnh và sức khỏe thể chế/tài chính của các quốc gia.

Một yếu tố cũng được chuyên gia Hùng Linh lưu ý, năm nay là năm bầu cử. Trước khi dịch bệnh lan ra toàn cầu, kết quả bầu cử tổng thống Mỹ đã luôn là rủi ro số 1 trong con mắt của giới đầu tư quốc tế. Nhưng sang tháng 3, COVID-19 soán vị trí dẫn đầu. Tương tự, Việt nam cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị nhân sự cho một nhiệm kỳ mới…

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh: Chuẩn bị tinh thần cho mức tăng GDP chỉ xấp xỉ 5% với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công. - Ảnh 2.

Số ca mắc mới hàng ngày tại Italy đã giảm, tuy nhiên ông Linh cho rằng sẽ còn khá lâu mới có thể thực sự kiểm soát dịch bệnh (nhìn vào Vũ Hán, đỉnh là đầu tháng 2). Các nước Tây Âu khác và Mỹ vẫn chưa thấy đỉnh...

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh: Chuẩn bị tinh thần cho mức tăng GDP chỉ xấp xỉ 5% với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công. - Ảnh 3.

Lượng than tiêu thụ ở nhà máy điện của Trung Quốc đã rất gần mức bình thường, đường xá đông đúc, giá thực phẩm giảm nhanh. Điều này mang lại hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn khi các nước kiểm soát được dịch bệnh (và cũng là lúc mùa hè tới).

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh: Chuẩn bị tinh thần cho mức tăng GDP chỉ xấp xỉ 5% với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công. - Ảnh 4.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh: Chuẩn bị tinh thần cho mức tăng GDP chỉ xấp xỉ 5% với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công. - Ảnh 5.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh: Chuẩn bị tinh thần cho mức tăng GDP chỉ xấp xỉ 5% với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công. - Ảnh 6.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh: Chuẩn bị tinh thần cho mức tăng GDP chỉ xấp xỉ 5% với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công. - Ảnh 7.

Các đồ thị do ông Nguyễn Đức Hùng Linh công bố

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh hiện là Chief Economist (kinh tế trưởng) kiêm giám đốc Nghiên cứu phát triển (R&D) CTCP Chứng khoán SSI. Ông cũng đồng thời là một trong 15 thành viên của Tổ biên tập xây dựng báo cáo kinh tế vĩ mô thuộc Ban Kinh tế Trung ương (thành viên duy nhất đến từ một tổ chức tư nhân).

Đông A (ghi)