Chuyện dài bất tận về đồng tiền ma của Đức
Ngân hàng lớn nhất nước Đức chuyển nhầm 35 tỷ USD | |
Deutsche Bank thua lỗ ba năm liên tiếp |
Tiếc nuối quá khứ có thể trở thành sự cám dỗ mãnh liệt. Tuy nhiên, hàng chục người xếp hàng mỗi sáng tại Bundesbank – Ngân hàng trung ương Đức, có lẽ nằm trong số những người ít ủy mị nhất.
Những cụ già, phụ nữ trẻ dắt con theo và các cô cậu học sinh, tất cả đều có một điểm chung và điều đó thường được giấu trong một chiếc túi thật nặng mà họ mang theo.
Đồng xu 1 mark Đức. Nguồn: picture alliance/U. Baumgarten. |
Gần 18 năm sau khi đồng mark của Cộng hòa Dân chủ Đức sụp đổ hoàn toàn và 16 năm sau khi đồng euro ra đời, những người này vẫn kiên nhẫn chờ đợi để đổi một phần rất nhỏ trong hàng tỷ mark Đức vẫn đang lưu hành.
Đồng mark Đức ngày nay là món quà lưu niệm cho khách du lịch, là những mảnh ghép lịch sử bị lãng quên trong ngăn kéo hoặc vẫn chất đống trong các két an toàn. Đồng mark tất nhiên không phải một thay thế lỗi thời cho các đồng tiền ảo. Nhưng với lượng tiền mặt quá lớn vẫn đang lưu hành, ngày càng có nhiều người Đức tìm về đồng tiền xưa cũ hơn là tiền ảo bitcoin thời thượng.
Ký ưc về một đồng tiền
Người Đức nổi tiếng thích mang và chi tiêu bằng tiền mặt, và bất chấp những ký ức đen tối về giai đoạn siêu lạm phát thời Cộng hòa Weimar những năm 20 thế kỷ 19, họ vẫn lưu giữ đồng tiền mà không cửa hiệu hay tài xế taxi nào chấp nhận. Điều thú vị là, tính ứng dụng giới hạn ấy dường như không làm người Đức thấy khó chịu.
Ngày 31/12/2001, một ngày trước khi đồng euro ra mắt, Bundesbank cho biết có hơn 162 tỷ mark đang lưu hành. Tính đến nay, hơn 92% trong số đó đã được giao nộp về ngân hàng trung ương, nhưng đến cuối tháng 4, 12,6 tỷ mark vẫn đang nằm đâu đó, bị nhồi nhét trong những đôi tất, giấu giữa những chiếc gối hoặc chôn sau vườn.
Tỷ giá euro/mark ở mức 1 euro đổi 1,95583 mark vẫn không thay đổi kể từ năm 2001 đến nay. Nguồn: Public Domain. |
Mặc dù vậy, các đồng mark này không vô giá trị - nếu được phát hành sau ngày 20/6/1948, chúng vẫn được quy đổi sang euro không giới hạn số lượng tại một trong 35 chi nhánh của Bundesbank. Và không như hầu hết các đồng tiền khác, tỷ giá euro/mark ở mức 1 euro đổi 1,95583 mark vẫn không thay đổi kể từ năm 2001 đến nay.
Elmar, một người về hưu sống tại khu vực Neukölln ở thủ đô Berlin, cách đây một năm đã tìm thấy một tờ 500 mark kẹp giữa các trang sách và cuối cùng cũng quyết định đi đến ngân hàng. Chậm mà chắc, những người Đức thích sưu tầm những thứ vặt vãnh cũng tìm đường đến quầy đổi tiền tại ngân hàng.
Mang theo gánh nặng
Trong 12 tháng qua, Bundesbank đã xử lý 90 triệu mark thành đồng euro. Với tỷ giá gần 2 mark đổi 1 euro, số tiền trên tạo ra khoảng 45 triệu euro (53 triệu USD). 12,6 tỷ mark còn lại trị giá khoảng 6,3 tỷ euro.
Nhìn vào vấn đề một cách thực tế, hơn một nửa số tiền 6,69 tỷ mark trên là tiền xu và có lẽ không đáng một chuyến đi đến ngân hàng. Ký ức giá trị hơn một vài euro.
500 mark Đức hiện nay sẽ đổi được khoảng 250 euro. Nguồn: Deutsche Bundesbank. |
Vì sao nước Đức tiếp tục giữ lại đồng mark? Trong một tuyên bố, Bundesbank giải thích đó là vì niềm tin của người Đức vào đồng mark và nó từng là đồng tiền dự trữ quốc tế, đặc biệt là tại Đông Âu và vùng Balkan.
Bundesbank và chính phủ Đức hẳn đã nhận ra tầm quan trọng của niềm tin, dù quyết định giữ lại đồng mark lúc đầu được đưa ra khi Đức còn là một quốc gia tụt hậu tại châu Âu, vẫn đang loạng choạng sau cú sốc thống nhất giữa Đông Đức và Tây Đức.
Con đường đúng đắn?
Mỗi quốc gia đang dùng đồng euro có lịch trình và quy định khác nhau về việc quy đổi đồng tiền cũ của họ. Đó là một công việc chắp vá phức tạp. Một số ngân hàng trung ương không còn chấp nhận tiền xu, nhưng vẫn chấp nhận tiền giấy như Bỉ, Luxembourg, Slovakia và Slovenia. Với những nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan, thời gian đang cạn dần.
Tuy nhiên, cũng có những nước không còn chấp nhận đồng tiền cũ của họ, bất kể là tiền xu hay tiền giấy, đó là Pháp, Phần Lan, Hy Lạp, Ý, Malta và Cyprus. Giờ đây, những ai tìm thấy đồng drachma Hy Lạp hoặc franc Pháp trong ngăn kéo chỉ có thể dán nó vào album hoặc ném đi.
Tại khu vực eurozone, chỉ còn một số nước - Đức, Áo, Ireland, Latvia, Lithuania và Estonia, không giới hạn thời gian thu hồi đồng tiền cũ của mình.
Với nhiều người Đức, đồng mark không đơn thuần là những tờ giấy hay những miếng kim loại. Sức mạnh một thời của nó từng là dấu hiệu đi lên của nền kinh tế Đức. Không ngoa khi nói rằng giai đoạn chuyển sang dùng đồng euro là một giai đoạn đầy đau thương. Thế nhưng, thời gian đã chữa lành các vết thương và không ai trong dòng người xếp hàng tại ngân hàng trung ương Đức thừa nhận họ tính ra đồng mark để dễ nhận ra giá trị của một món đồ nào đó hơn. Để tinh gọn cuốn sổ kế toán của mình, Bundesbank cần thuyết phục người dân giao nộp những đồng mark còn lại.