Bà Huỳnh Thị Mai Dung báo cáo đã bán gần 1 triệu cổ phiếu của Tập đoàn Cotana (Mã: CSC). Chiều ngược lại, Chứng khoán Apec muốn mua vào 2 triệu đơn vị.
Sau khi trở thành cổ đông lớn của CIC Group ngày 27/9, ông Nguyễn Xuân Dũng đã tiếp tục mua thêm tổng cộng gần 3,3 triệu cổ phiếu CKG, nâng sở hữu lên 9,62%.
Cuối tháng 10, Chứng khoán APG đã bán tổng cộng hơn 2,1 triệu cổ phiếu GKM, hạ sở hữu xuống còn 12,5%. Ngược lại, công ty chứng khoán này mua gần 600.000 cổ phiếu LDP, nâng tỷ lệ lên 15,5%.
Do điều kiện thị trường chưa phù hợp, Quỹ Đầu tư Giá trị Việt Nam (VVIF2020) đã mua 64% lượng cổ phiếu EVS đăng ký, tổng giá trị giao dịch hơn 34 tỷ đồng.
Thành viên HĐQT của TNG đăng ký bán ra hơn 3 triệu cổ phiếu, có thể thu về gần 60 tỷ đồng nếu ước theo thị giá hiện tại. Đây là lần thứ ba trong vòng 4 tháng gần đây, người này bán ra cổ phiếu.
Theo báo cáo, tổ chức Tael Two Partners - cổ đông lớn thứ hai tại CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, Mã: VNS) không bán khớp lệnh được cổ phiếu nào trong 2,5 triệu cp đã đăng ký.
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thép Mỹ năng sở hữu tại CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (Mã: NBB) lên gần 8% sau khi mua 2 triệu cổ phiếu vào 24/10. Cổ đông lớn khác là Xây dựng Hạ tầng CII cũng muốn mua 4,2 triệu cổ phiếu.
Vợ chồng chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát sẽ chuyển nhượng gần 43 triệu cổ phiếu cho con trai - ông Trần Vũ Minh. Lô cổ phiếu này có giá trị khoảng 1.000 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh sẽ vay hàng chục tỷ đồng từ hai cá nhân và phát hành cổ phiếu để hoán đổi. Giá hoán đổi dự kiến 10.000 đồng/cp, cao hơn 47% thị giá phiên 27/10.
Trong 10 năm qua, thị trường M&A bất động sản tại Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động và có sự phát triển đáng chú ý. Các thương vụ M&A chủ yếu tập trung vào các phân khúc văn phòng, công nghiệp, nhà ở và khách sạn tại các thành phố trọng điểm như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.