|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán Việt Tín đổi chủ và kế hoạch thay tên, tăng vốn gấp 22 lần lên 3.000 tỷ

13:44 | 18/09/2024
Chia sẻ
CTCP Chứng khoán Việt Tín sẽ đổi tên thành CTCP Chứng khoán VTG, đồng thời đổi trụ sở và có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.

ĐHĐCĐ bất thường ngày 216/9 của CTCP Chứng khoán Việt Tín (VTSS) đã thông qua nhiều nội dung quan trọng.

Về nhân sự, đại hội thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) đối với ông Ronald Nguyễn Anh Đạt, miễn nhiệm Thành viên Ban kiểm soát đối với bà Phạm Thị Lê Minh và ông Nguyễn Ánh Minh.

Ngược lại, cổ đông VTSS đã thông qua bầu bổ sung hai thành viên HĐQT mới là ông Nguyễn Thành Phú và ông Lê Quốc Trung; bầu bổ sung 3 thành viên Ban kiểm soát gồm ông Phạm Trương Tấn Đức, bà Võ Thị Lũy và bà Nguyễn Vũ Thùy Ngân.

Ông Ronald Nguyễn Anh Đạt đảm nhiệm Chủ tịch VTSS từ tháng 9/2015. Sau gần 9 năm, ông đã nộp đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân. Bà Hoàng Ngân Hà đã được miễn nhiệm khỏi vị trí Thành viên HĐQT hồi tháng 8.

Thay thế cho ông Đạt ở vị trí Chủ tịch bà Nguyễn Thị Thanh Thủy. Bà Thủy là đại diện theo ủy quyền của CTCP Du lịch Minh Thành - cổ đông lớn đang sở hữu 49% vốn của VTSS.

Liên quan đến câu chuyện nhân sự, ngày 17/9 VTSS công bố nhận được đơn từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc của ông Lê Quang Tiến, cũng vì lý do cá nhân.

Cổ đông cũng thông qua việc đổi tên từ CTCP Chứng khoán Việt Tín thành CTCP Chứng khoán VTG (VTGS); đồng thời chuyển trụ sở từ tầng 1-2 Tòa nhà 40 Phan Bội Châu, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội về địa chỉ mới tầng 1 và lửng 1 Tòa nhà Bến Thành Tower, số 172 – 174 đường Ký Con, Quận 1, TP HCM.

Một nội dung quan trọng khác được thông qua là phương án chào bán riêng lẻ hơn 286 triệu cp cho các nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu chứng khoán chuyên nghiệp. Nếu thành công, VTSS sẽ nâng vốn điều lệ cao gấp 22 lần, từ 138 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.

Cổ đông cũng thông qua các nội dung: bổ sung nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán; gửi tiết kiệm 106 tỷ đồng vào các tổ chức tín dụng, bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với kỳ hạn linh hoạt theo tình hình thực tế kinh doanh.

Xuân Nghĩa

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.