|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán đỏ lửa phiên đáo hạn phái sinh

15:46 | 15/08/2024
Chia sẻ
Khác với diễn biến vài phiên gần đây, áp lực bán dâng cao trong phiên ATC đã nhấn chìm nỗ lực phục hồi của VN-Index về cuối phiên. Đóng cửa phiên đáo hạn phái sinh, chỉ số chính sàn HOSE mất gần 7 điểm.

Đóng cửa, VN-Index giảm 6,8 điểm (0,55%) xuống 1.223,56 điểm, HNX-Index giảm 1,14 điểm (0,5%) còn 228,54 điểm, UPCoM-Index giảm 0,47 điểm (0,5%) về 92,18 điểm.

Top10 cổ phiếu có tác động tích cực/tiêu cực lên VN-Index phiên 15/8. (Nguồn: VNDirect).

Khác với diễn biến vài phiên gần đây, áp lực bán dâng cao trong phiên ATC đã nhấn chìm nỗ lực phục hồi của VN-Index về cuối phiên. Đóng cửa phiên đáo hạn phái sinh, chỉ số chính sàn HOSE mất gần 7 điểm.

Trong phần lớn thời gian, cổ phiếu lớn trong rổ VN30 chìm trong sắc đỏ. Dù có thời điểm trong phiên chiều VN30-Index tiến về ngưỡng tham chiếu, sức ép bán ra trong phiên đáo hạn phái sinh khiến chỉ số chùn bước, kết phiên giảm hơn 5 điểm.

Độ rộng thị trường tiếp tục nghiêng về phe gấu với 556 mã giảm, 258 mã tăng và 217 mã giữ giá không đổi. Tính riêng trên HOSE, số mã giảm cũng áp đảo với 301 cổ phiếu, trong khi chỉ có 109 mã tăng và 64 mã đứng giá tham chiếu.

Rổ VN30 giao dịch kém sắc hơn cuối phiên sáng khi có 22 cổ phiếu giảm, trong đó nổi bật nhất GVR và POW giảm sâu nhất với tỷ lệ mất giá là 2,2%, cùng với MSN, BCM, SSSI, BVH, MWG, VRE mất hơn 1% thị giá. Ở phía đối diện, chỉ có 5 bluechip giữ được sắc xanh đến hết phiên là CTG (+0,2%), VJC (+0,3%), HDB (+1%), VIB (+1%) và VHM (+1,7%).

Cổ phiếu ngân hàng trở thành nhóm có ảnh hưởng tiêu cực nhất lên thị trường phiên chiều khi lấy đi gần 1,1 điểm của VN-Index, dù mức giảm của các mã trong ngành chưa đến 2%.

Cùng chiều, cổ phiếu của các công ty chứng khoán cũng bị sắc đỏ chi phối, các mã giảm mạnh có thể kể đến như CSI (-2,5%), BMS (-2,4%), APG (-2,1%), SHS (-1,9%), MBS (-1,9%), CTS (-1,8%), SSI (-1,6%), ...

 

Dòng tiền duy trì diễn biến ảm đạm từ phiên sáng. Thanh khoản cả thị trường ghi nhận suy giảm so với phiên giao dịch trước đó. Khối lượng giao dịch đạt hơn 560 triệu đơn vị, tương ứng 12.654 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch trên HOSE là 11.541 tỷ đồng, hụt gần 11% so với phiên hôm qua. 

Điểm sáng trong phiên là việc khối ngoại duy trì vị thế mua ròng trên HOSE, trong đó hoạt động giải ngân tập trung ở các mã VNM (99 tỷ đồng), FPT (72 tỷ đồng) và CTG (64 tỷ đồng).

Thanh khoản tiếp tục suy giảm trong phiên 15/8 (Nguồn: MBS).

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 4,46 điểm (0,36%) xuống 1.225,9 điểm, HNX-Index giảm 1,32 điểm (0,57%) về 228,36 điểm, UPCoM-Index giảm 0,39 điểm (0,42%) về 92,26 điểm.

Sau phiên điều chỉnh nhẹ trước đó, thị trường chứng khoán mở cửa phiên đáo hạn phái sinh tháng 8 với sắc xanh nhẹ. Lực bán nhanh chóng chiếm ưu thế khiến VN-Index lui về vùng giá đỏ và trong suốt thời gian còn lại chỉ số chưa một lần nào thành công vượt lên ngưỡng tham chiếu. VN-Index dừng phiên sáng tại ngưỡng thấp nhất là 1.225,9 điểm.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 488 mã giảm, 219 mã tăng và 186 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, sàn HOSE ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng.

Nhóm vốn hóa lớn tiếp tục là nhân tố kìm hãm thị trường, trong đó sắc đỏ của GVR, MWG, FPT và TCB ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index. Chiều ngược lại, ông lớn VCB là công thần chính trong việc nâng đỡ thị trường. Cùng chiều, sắc xanh nhẹ của VHM, HDB, SAB, VIC, BID, ... cũng góp phần giảm bớt áp lực cho thị trường chung.

Top10 cổ phiếu tác động tích cực/tiêu cực lên VN-Index phiên sáng 15/8. (Nguồn: Chứng khoán VNDirect).

Diễn biến theo nhóm ngành, cổ phiếu nhóm phân bón – hóa chất đồng loạt điều chỉnh trong phiên sáng nay, tâm điểm là CSV giảm 6% xuống 38.650 đồng/cp, cùng với BFC (-4,5%), DDV (-3,3%), SFG (-3,3%), DGC (-3%), LAS (-2,8%), DCM (-2,1%), …

Nhóm cổ phiếu của các công ty chứng khoán cũng bị sắc đỏ chi phối với VFS (-2,3%), APG (-2,1%), ORS (-2%), VDS (-2%), SBS (-1,9%), HCM (-1,7%), EVS (-1,6%), SSI (-1,4%), SHS (-1,3%), CSI (-1,2%), MBS (-1,2%), …

Cổ phiếu ngân hàng giao dịch phân hóa, tuy nhiên mức biến động của các mã trong ngành chỉ quanh ngưỡng 1%. Bên chiều tăng điểm, duy nhất HDB xanh hơn 1%, LPB, VCB, BID, VIB tăng 0,2 - 0,9%. Ở phía đối diện, STB, VBB mất 1% thị giá, cùng với TCB, NAB, OCB, MSB, ... giảm ít hơn 1%.

Điểm sáng hiếm hoi trong phiên sáng thuộc về một số cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công như HHV (+2,7%), LCG (+1,9%), KSB (+0,8%), VCG (+0,3%), …

Tính riêng trên HOSE, giá trị giao dịch giảm 13% xuống 4.949 tỷ đồng. Tâm lý thận trọng được chứng kiến trong suốt phiên sáng với dòng tiền ảm đạm. Thanh khoản toàn thị trường tiếp tục suy yếu với tổng giá trị giao dịch ghi nhận gần 5.458 tỷ đồng, tương đương hơn 236 triệu đơn vị cổ phiếu được mua – bán. Tính riêng trên HOSE, giá trị giao dịch vỏn vẹn 4.949 tỷ đồng, giảm 13% so với phiên trước nhưng giảm tới 36% so với thanh khoản bình quân 1 tuần gần đây.

Tại thị trường quốc tế, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều ghi nhận thêm một phiên giao dịch tích cực sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 được công bố.

Trong phiên giao dịch ngày 14/8, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 242 điểm, tương đương 0,61% và đóng cửa ở mức 40.008 điểm.

Chỉ số S&P 500 nhích thêm 0,38% và chốt phiên với 5.455 điểm, đánh dấu ngày tăng thứ 5 liên tiếp. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tiến thêm 0,03% lên 17.193 điểm.

Thu Thảo

Trung Quốc đánh mất lợi thế chi phí lao động giá rẻ nhưng Việt Nam không phải quốc gia duy nhất hưởng lợi
Mức lương trung bình trong ngành sản xuất của Việt Nam chỉ xấp xỉ 1/4 Trung Quốc. Tuy đây là lợi thế đáng chú ý của Việt Nam, một số quốc gia châu Á khác cũng có ưu điểm tương tự.